Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tỷ lệ dị ứng với đạm sữa bò ở trẻ em là khoảng 2% đến 5% trên toàn thế giới. Dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh làm suy giảm đáng kể sự phát triển thể chất và trí não của trẻ trong giai đoạn đầu. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách nhận biết, điều trị dị ứng đạm bò và chi phí xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò.
Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng thường gặp ở trẻ em gây ra các vấn đề về tiêu hoá. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy, các xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò có thể giúp ba mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ. Tuy nhiên, chi phí xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò là bao nhiêu, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng miễn dịch của trẻ với các thành phần đạm trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Đây là loại dị ứng có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các loại dị ứng thực phẩm ở trẻ dưới 3 tuổi. Diễn biến của trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò ở một số giai đoạn phát triển nhất định như sau:
Đáp ứng miễn dịch liên quan đến dị ứng đạm sữa bò là qua trung gian IgE (tức thì) hoặc không qua trung gian IgE (chậm).
Vài phút sau khi uống sữa bò trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng phản ứng nhưng có thể xảy ra vài giờ sau đó. Dị ứng đạm sữa bò tức thì có các dấu hiệu phản ứng như sau:
Các triệu chứng thường xuất hiện sau hơn hai giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi uống. Các phản ứng thường ảnh hưởng đến đường tiêu hóa ví dụ như nôn mửa, tiêu chảy, có máu trong phân và trong một số trường hợp hiếm gặp còn ảnh hưởng đến da và đường hô hấp, thở khò khè, khó thở,...
Cần phải hỏi tiền sử gia đình có ai bị dị ứng hay không vì dị ứng thường có tính di truyền. Nếu người thân của bé mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm cơ địa, nổi mề đay,... thì trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng với đạm trong sữa. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe hiện tại của trẻ hay thông tin về loại sữa trẻ đã dùng, thời điểm xuất hiện triệu chứng, kiểm tra các cơ quan hô hấp, tim mạch, tiêu hoá,... rất cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Test lẩy da
Đây là một kỹ thuật cơ bản để xác định phản ứng của cơ thể với đạm sữa bò. Cách tiến hành: Nhỏ 1 - 2 giọt sữa bò hoặc đạm sữa bò lên tế bào da nhỏ, sau đó dùng đầu kim lăn chích vào vị trí đó. Sau đó đợi 15 - 30 phút, quan sát các biểu hiện trên da của trẻ để đánh giá.
Định lượng IgE đặc hiệu
Xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện dị ứng với một chất cụ thể hoặc để đánh giá khả năng phản ứng của bệnh nhân với các triệu chứng dị ứng. Thử nghiệm này được sử dụng khi thử nghiệm lẩy da không đáp ứng.
Test kích ứng đường miệng
Đây là một xét nghiệm đặc thù do dị ứng thực phẩm. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho trẻ ăn thức ăn tại trung tâm y tế để xác định tình trạng dị ứng đạm sữa giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Khuyến cáo phương pháp kiểm tra này không được sử dụng tại nhà. Đây là tiêu chuẩn vàng trong xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò ở trẻ.
Test ăn kiêng sau đó cho ăn lại
Thử nghiệm dị ứng đạm sữa bò này có thể được thực hiện tại nhà dưới sự giám sát của ba mẹ. Đây là một thử nghiệm dị ứng của trẻ em với đạm sữa bò. Cách tiến hành như sau: Nếu trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò thì dừng tất cả các sản phẩm có chứa đạm sữa bò như váng sữa, sữa nguyên kem, phô mai,… Để kiểm tra triệu chứng dị ứng trên da, mắt, đường hô hấp và toàn thân của trẻ. Sau 3 tháng, mẹ có thể cho trẻ ăn lại với một lượng nhỏ thức ăn có thành phần đạm sữa bò và theo dõi tình trạng dị ứng của con mình.
Để xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò cho trẻ ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được làm thăm khám và xét nghiệm. Tùy thuộc vào từng cơ sở xét nghiệm mà chi phí sẽ khác nhau.
Các bà mẹ nên được khuyến khích tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đối với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, sữa mẹ vô hại đối với trẻ. Các tổ chức y tế khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời và 24 tháng sau khi sinh nếu có thể.
Tránh tất cả các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn của mẹ để tránh trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng. Protein sữa bò khi mẹ sử dụng, cũng có thể theo sữa mẹ khi trẻ đang bú. Vì vậy, việc loại bỏ thực phẩm từ sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn của mẹ là rất cần thiết. Nhưng ở giai đoạn này, sữa là nguồn thức ăn rất cần thiết cho mẹ nên mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm hoặc các loại sữa thay thế như: Sữa đậu nành, sữa dừa, sữa hạt điều,... Khi lựa chọn các sản phẩm thay thế sữa, mẹ nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng, vi chất và vitamin có trong sữa.
Do dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, nên mẹ cần để ý thực phẩm ăn vào và tăng cường dinh dưỡng:
Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen với thức ăn rắn và ổn định, mẹ có thể để trẻ ăn thử một số loại thực phẩm có chứa đạm bò để xem phản ứng của cơ thể trẻ. Nếu bé không có biểu hiện dị ứng thì trẻ có thể dùng sữa bò hoặc các loại thực phẩm từ sữa bò. Nhưng mẹ chỉ nên bổ sung từng ít một và luôn theo dõi tình trạng của bé. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng đạm như nổi mề đay, ban đỏ thì ngừng cho con bạn ăn đạm sữa bò và sử dụng các sản phẩm sữa thay thế khác.
Cách duy nhất để kiểm soát dị ứng đạm sữa bò là loại bỏ hoàn toàn sữa bò và các sản phẩm sữa bò có khả năng gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Sữa công thức đóng một vai trò quan trọng đối với trẻ không bú sữa mẹ, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Ba loại sữa công thức hiện được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò là sữa đậu nành, công thức sữa thủy phân hoàn toàn và công thức sữa axit amin.
Tóm lại dị ứng với đạm sữa bò khá phổ biến ở trẻ em, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc trẻ trở nên phức tạp hơn, mẹ cần loại bỏ các sản phẩm làm từ sữa bò khỏi thực đơn của trẻ. Trên đây là những thông tin mẹ nên biết về chẩn đoán, điều trị và chi phí xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò ở trẻ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.