Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chỉ số loãng xương là bao nhiêu?

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đa số các trường hợp bị loãng xương sẽ không có nhiều biểu hiện lâm sàng cho tới khi gặp tình trạng gãy xương. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để biết mình có đang trong mức chỉ số loãng xương hay không là rất cần thiết. Từ đó có hướng phòng ngừa và cải thiện kịp thời, đúng cách.

Loãng xương là tình trạng thay đổi về cấu trúc xương, khiến khối lượng xương bị giảm đi, theo đó sẽ tăng nguy cơ gãy xương. Vậy trước khi giải đáp chỉ số loãng xương là bao nhiêu thì hãy cùng tìm hiểu về tình trạng bệnh lý này đã nhé!

Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương được coi là một căn bệnh thầm lặng, thông thường sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt cho tới khi tình trạng này trở nặng. Nó khiến cho cấu trúc xương bị tổn hại và giảm khối lượng, làm xương yếu đi, giòn và dễ gãy. Hậu quả cuối cùng của loãng xương là gãy xương, có thể nói đây là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng của loãng xương. Bởi 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong khoảng 6 tháng đầu, 50% sẽ bị mất khả năng đi lại và 25% thì cần có y tá chăm sóc tại nhà rất tốn kém.

Chỉ số loãng xương là bao nhiêu? 1
Loãng xương là tình tạng khi mà cấu trúc xương bị tổn hại và giảm khối lượng, làm xương yếu đi, giòn, dễ gãy

Trước năm 30 tuổi, quá trình tạo xương trong cơ thể của chúng ta sẽ diễn ra mạnh hơn quá trình phá hủy. Do đó mà xương phát triển rất khỏe mạnh. Nhưng khoảng từ sau năm 30 tuổi thì sẽ diễn ra chậm lại, từ đó khiến cho xương dần bị suy yếu và mỏng, xốp hơn.

Nếu khi còn trẻ, chúng ta có được cấu trúc và khối lượng xương tốt thì khi lớn tuổi sẽ hạn chế được nguy cơ loãng xương hơn. Đồng thời các khoáng chất trong xương, hormone nội tiết tố và cytokin cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của chu chuyển xương lẫn mật độ xương.

Vì vậy, nếu lượng canxi và khoáng chất trong xương không có đủ thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, tái tạo xương và mật độ xương. Bên cạnh đó, việc hormone estrogen và androgen thấp cũng góp phần làm tăng quá trình mất xương. Do đó mà với những phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc nam giới bị thiểu năng sinh dục sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng loãng xương.

Hiện nay, trong cộng đồng có tỉ lệ người bị loãng xương rất cao. Khoảng 3 người phụ nữ ở trong độ tuổi trên 50 thì sẽ lại có 1 người gặp tình trạng loãng xương. Ở nam giới thì tỉ lệ này là 1/10.

Cũng chính vì biến chứng nặng nề như vậy mà việc phát hiện sớm để điều trị loãng xương là rất cần thiết. Do đó, có rất nhiều người quan tâm tới chỉ số loãng xương là bao nhiêu.

Chỉ số loãng xương là bao nhiêu?

Để biết có bị loãng xương hay không, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đo mật độ xương dựa trên chỉ số T-score và Z-score. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 thì sẽ đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DXA.

Chỉ số loãng xương là bao nhiêu? 2
Đo mật độ xương dựa trên chỉ số T-score và Z-score để biết có bị loãng xương hay không

Đối với chỉ số T-score:

  • T-score từ -1 SD trở lên: Đây là chỉ số cho biết mật độ xương đang ở mức bình thường, không bị loãng xương.
  • T-score từ -1 SD đến -2.5 SD: Đang gặp tình trạng thiếu xương.
  • T-score dưới -2.5 SD: Đây là chỉ số báo hiệu cho tình trạng loãng xương.
  • T-score dưới -2.5 SD và có tiền sử gãy xương hoặc đang gãy xương: Với chỉ số và tình trạng đi kèm này thì người bệnh đang bị loãng xương nặng.

Ngoài chỉ số T-score thì còn có chỉ số Z-score, đây là chỉ số so sánh mật độ xương của người được đo so với mật độ xương của người khỏe mạnh trong cùng độ tuổi. Chỉ số này sẽ thể hiện cho việc mật độ xương của bạn cao hay thấp hơn so với nhóm người khỏe mạnh trong cùng một độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao và chủng tộc.

Đối với chỉ số Z-score:

  • Z-score = 0: Mật độ xương đang bằng với giá trị trung bình của độ tuổi.
  • Z-score > 0: Mật độ xương đang cao hơn giá trị trung bình của độ tuổi.
  • Z-score < 0: Mật độ xương đang thấp hơn giá trị trung bình của độ tuổi.
  • Z-score < -1.5: Cần chuyên gia chẩn đoán và đánh giá xem có bệnh lý thứ phát gây mất xương.
  • Z-score < -2.0 (có kèm tình trạng gãy xương hoặc có tiền sử gãy xương): Loãng xương.

Bên cạnh kỹ thuật đo mật độ xương để biết có bị loãng xương hay không thì bác sĩ cũng có thể còn kết hợp thăm khám lâm sàng và chỉ định thêm một số những xét nghiệm khác.

Những ai nên đo chỉ số loãng xương?

Đây là một câu hỏi mà có rất nhiều người thắc mắc. Việc đo mật độ xương sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm tình trạng loãng xương và mất xương, từ đó có hướng phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nhờ vậy mà nâng cao chất lượng sức khỏe, cuộc sống cho mọi người.

Vậy nên việc đo chỉ số loãng xương là rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Chúng ta nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý. Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt mà bác sĩ sẽ chỉ định đo mật độ xương đó là:

  • Những người cao tuổi, nhất là trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh, từ khoảng 45 - 50 tuổi và kể cả phụ nữ bị mãn kinh sớm.
  • Những ai có xương nhỏ cũng có nguy cơ cao bị loãng xương nên cần đo mật độ xương định kỳ.
  • Người bị thiểu năng tuyến sinh dục, bị cường giáp tiến triển, cường vỏ thượng thận và cường giáp tiên phát.
  • Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học, ít vận động, nghiện rượu, hút thuốc, ăn uống thiếu canxi và vitamin D.
  • Người bệnh sau khi phẫu thuật xương khớp.
  • Những ai đang mắc bệnh mãn tính và dùng một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ làm tổn thương xương và dẫn đến loãng xương thứ cấp như thuốc điều trị rối loạn nội tiết (điều trị ưu năng tuyến giáp trạng), thuốc điều trị rối loạn collagen, thuốc điều trị suy tủy,...
Chỉ số loãng xương là bao nhiêu? 3
Những người cao tuổi, nhất là trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị loãng xương

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết về bệnh loãng xương, chỉ số loãng xương là bao nhiêu. Hãy thăm khám định kỳ và đo mật độ xương thường xuyên để giúp phòng ngừa cũng như phát hiện tình trạng loãng xương sớm. Từ đó có phương án điều trị hiệu quả và thay đổi lối sống phù hợp để cải thiện tình trạng này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm