Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì?

Ngày 20/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chỉ số SpO2 là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng trong y học nhằm đánh giá những chức năng cơ bản của cơ thể bên cạnh 4 dấu hiệu khác gồm nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Vậy chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Ý nghĩa của chỉ số SpO2 là gì?

Dấu hiệu sinh tồn của con người hay còn gọi là dấu hiệu sống là một nhóm các dấu hiệu quan trọng nhất cho biết tình trạng sống còn của cơ thể khi đánh giá người bệnh tại cơ sở y tế hay khi chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các dấu hiệu này bao gồm chỉ số thân nhiệt, nhịp thở, mạch, huyết áp và chỉ số SpO2. Trong đó, SpO2 là một khái niệm quen thuộc nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ về ý nghĩa của dấu hiệu này và chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu.

Khái quát về dấu hiệu sinh tồn và chỉ số SpO2

Dấu hiệu sinh tồn phản ánh rõ ràng và chính xác các chức năng sinh lý của cơ thể, đồng thời hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán bệnh lý và đánh giá quá trình hồi phục của người bệnh. Dấu hiệu sinh tồn được xác định ở một mức giá trị nhất định để duy trì sự sống của cơ thể con người. Các chỉ số này thay đổi bất thường đồng nghĩa các chức năng trong cơ thể mất cân bằng, nếu không can thiệp kịp thời có thể diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, thông qua việc theo dõi các chỉ số sinh tồn sẽ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường trong cơ thể. Từ đó có thể chẩn đoán chính xác, hỗ trợ kịp thời để phòng ngừa biến chứng.

Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì? 1
Đo dấu hiệu sinh tồn để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh

Ngoài các chỉ số sinh tồn quen thuộc như nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, mạch thì chỉ số SpO2 cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy SpO2 là gì? Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chỉ số SpO2 như thế nào?

Khái niệm chỉ số bão hòa oxy máu SpO2

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là thuật ngữ chỉ độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu theo một cách đơn giản hơn, SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin hay huyết sắc tố có chứa oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Đây là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và chính là yếu tố quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tình trạng người bệnh. Bởi chỉ số này có thể phản ánh tình trạng thiếu hụt oxy trong máu của người bệnh, nhờ đó sẽ có can thiệp y tế kịp thời tránh những sự cố đáng tiếc. Chỉ số này được ứng dụng nhiều trong y tế gồm hồi sức cấp cứu, phát hiện tình trạng giảm thông khí, hỗ trợ theo dõi và điều trị các bệnh lý hô hấp, chẩn đoán thiếu máu, huyết áp thấp và hỗ trợ chẩn đoán, điều trị trong trường hợp ngạt khí CO,...

Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì? 2
Chỉ số SpO2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thăm khám và điều trị

Cách đo chỉ số SpO2

Chỉ số SpO2 được đo bằng phép đo xung, đây là một phương pháp đo gián tiếp và không xâm lấn. Máy đo chỉ số SpO2 hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu sóng ánh sáng đi qua các mạch máu, dái tai hoặc các mao mạch ở đầu ngón tay, ngón chân,... Mức độ thay đổi của sóng ánh sáng này khi đi qua các mạch máu, mao mạch tại vị trí đo sẽ cho ra kết quả SpO2. Điều này dựa vào việc mức độ oxy bão hòa có thể gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, chỉ số SpO2 cho thấy tỷ lệ hemoglobin giàu oxy trong máu. Giá trị của chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Nếu máy đo oxy cho kết quả 98% thì có nghĩa mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 98% oxygenated và 2% không oxy hóa hemoglobin.

Ở trạng thái bình thường, chỉ số SpO2 sẽ dao động ở mức 95 đến 100%. Do đó, trường hợp chỉ số SpO2 dưới 95% ở người lớn và dưới 94% ở trẻ sơ sinh thì được coi là bất thường. Dưới đây là các thang đo SpO2 tiêu chuẩn được áp dụng tại các cơ sở y tế hiện nay:

  • Chỉ số SpO2 từ 97 đến 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
  • Chỉ số SpO2 từ 94 đến 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • Chỉ số SpO2 từ 90% đến 93%: Chỉ số oxy trong máu đang thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ để chỉ định hỗ trợ y tế.
  • Chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% khi có hỗ trợ có thở oxy: Dấu hiệu người bệnh đang bị suy hô hấp rất nặng.
  • Chỉ số SpO2 dưới 90%: Tình trạng vô cùng khẩn cấp cần can thiệp cấp cứu càng sớm càng tốt.
Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu? Có ý nghĩa gì? 3
Trường hợp SpO2 quá thấp thì cần can thiệp cấp cứu

Kết quả đo chỉ số SpO2 sẽ không chính xác tuyệt đối bởi nó phụ thuộc rất nhiều từ các yếu tố khác như cử động trong lúc đo, hạ thân nhiệt, huyết áp thấp, tình trạng tiếp xúc của đầu máy đo với tay, chân của người bệnh,...

Chỉ số oxy hóa máu rất cần thiết nhằm cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu chỉ số này thấp hơn ngưỡng bình thường chính là thể hiện việc máu bị thiếu oxy. Chính vì thế, việc nắm rõ chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu sẽ giúp nhân viên y tế và người chăm sóc xác định đúng tình trạng nguy cần cần can thiệp.

Chỉ số SpO2 bất thường cảnh báo điều gì?

Trong một số trường hợp chỉ số SpO2 giảm hay thiếu oxy trong máu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Nếu cơ thể người bệnh không được cung cấp đủ oxy và không được can thiệp kịp thời thì sẽ dần rơi vào trạng thái đình trệ, suy kiệt, thậm chí tử vong.

Khi chỉ số SpO2 giảm, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, hụt hơi, da nhợt nhạt, tím môi, tím các đầu ngón tay, ngón chân, nhịp tim nhanh, suy giảm trí nhớ,... Bên cạnh đó, chỉ số SpO2 thấp còn cảnh báo các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, hen phế quản, suy hô hấp, phù phổi cấp,...

Nhìn chung, theo dõi chỉ số SpO2 là việc rất cần thiết tại các cơ sở y tế hoặc trong chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm được chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu, đồng thời có thêm kiến thức hữu ích để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm