Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phù phổi cấp là một tình trạng cấp cứu cần được nhận biết sớm và xử trí kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tử vong. Nhiều bệnh nhân hoặc người nhà được bác sĩ chẩn đoán phù phổi cấp rất hoang mang lo lắng. Vậy phù phổi cấp là gì và cơ chế gây ra tình trạng này ra sao?
Oxy muốn được hồng cầu vận chuyển đến các tế bào thì cần có sự trao đổi giữa phế nang của phổi và mao mạch của mạch máu phổi. Phù phổi cấp là tình trạng bên trong phế nang phổi chứa đầy dịch, nguyên nhân thường do tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch phổi (là áp suất mà máu mao mạch tác động lên thành mạch) làm thoát dịch quá mức ra khỏi lòng mao mạch vào mô kẽ (là khoảng giữa các phế nang). Phù phổi cấp làm giảm trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm giảm oxy máu dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Phù phổi cấp còn được gọi là ngạt thở cấp, đây là kết quả của quá trình đáp ứng mà cơ thể không kiểm soát được, xảy ra do ứ dịch trong lòng phế nang phổi và trong khoảng kẽ. Tình trạng này thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thông thường, phù phổi thường gặp nhất là phù phổi huyết động trên những bệnh nhân có bệnh lý ở tim, thường là suy tim. Cơ chế phù phổi huyết động do tim như sau:
Bệnh phù phổi cấp thường sẽ diễn tiến qua các giai đoạn sau đây:
Trên lâm sàng, phù phổi cấp chính là giai đoạn phế nang với biểu hiện là suy tim trái và suy hô hấp. Suy tim trái sẽ gây ra tăng áp lực nhĩ trái, tăng áp lực tĩnh mạch, và tăng tính thấm mao mạch phổi, hậu quả là ứ dịch vào phế nang khiến cho sự trao đổi khí bị cản trở và dẫn đến suy hô hấp.
Khi bị phù phổi cấp, người bệnh sẽ có một số triệu chứng dưới đây:
Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện thường sẽ được các bác sĩ chỉ định cho thực hiện một số xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, glucose máu, điện giải đồ, xét nghiệm ure, creatinine, xét nghiệm men gan AST, ALT, chụp X-quang phổi, đo điện tâm đồ (để chẩn đoán xem có nhồi máu cơ tim đi kèm hay không, có các rối loạn nhịp tim gây ra hay yếu tố thúc đẩy phù phổi), siêu âm tim (giúp xác định nguyên nhân nếu phù phổi cấp do tim, phát hiện rối loạn chức năng tâm thất phải, tâm thất trái, đánh giá áp lực thất phải, động mạch phổi, phát hiện ra những gợi ý của bệnh tim sẵn có như bệnh cơ tim phì đại, giãn nở, bệnh van tim,...).
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác như:
Lưu ý, phù phổi cấp cần được chẩn đoán phân biệt với những bệnh sau:
Để điều trị phù phổi cấp, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng thực tế của bệnh nhân để đưa ra phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ dựa trên các nguyên tắc:
Nếu SpO2 của bệnh nhân dưới 90%, bác sĩ sẽ chỉ định cung cấp oxy cho bệnh nhân để đảm bảo thông khí. Có thể cung cấp oxy qua những phương pháp như thở oxy qua sonde mũi, thở oxy qua mặt nạ, thông khí áp lực dương không xâm lấn hay cũng có thể thở máy qua nội khí quản. Tiếp đó lập đường truyền tĩnh mạch, monitoring theo dõi, theo dõi lượng nước tiểu, theo dõi liên tục các thông số sinh hiệu như mạch, huyết áp, SpO2, điện tim.
Nghỉ ngơi tuyệt đối, ngồi 2 chân thòng xuống giường hoặc nằm đầu cao nhằm mục đích tăng thông khí và tăng ứ trệ máu ở tĩnh mạch nhằm làm giảm lượng máu về tim.
Điều trị bằng thuốc với mục tiêu làm giảm nhanh tình trạng xung huyết phổi, giảm triệu chứng và tưới máu mô. Các thuốc thường được chỉ định để điều trị là:
Cần tìm và điều trị các nguyên nhân dẫn đến phù phổi càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc điều trị một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phù phổi cấp cũng đóng vai trò quan trọng. Người bệnh cần được điều trị những tình trạng dưới đây nếu có:
Việc phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời bệnh nhân phù phổi cấp là hết sức quan trọng để tránh biến chứng hay tử vong. Đây không phải là một bệnh mà là một kết quả của nhiều bệnh lý tim phổi khác không được điều trị đúng cách hay kiểm soát tốt. Vì vậy nếu bạn hoặc người nhà đang không may mắc các bệnh lý mãn tính cần tuân thủ điều trị theo bác sĩ.
Xem thêm: Viêm phổi cấp có nguy hiểm không?