Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đúng nhất

Ngày 28/06/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng, được bác sĩ chỉ định thực hiện khi thăm khám sức khỏe. Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu những kết quả sau khi xét nghiệm nước tiểu. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đơn giản, chính xác.

Sau khi xét nghiệm nước tiểu xong bác sĩ thường là người xem kết quả và thông báo đến bệnh nhân những vấn đề sức khỏe cần quan tâm, chú ý. Tuy nhiên để chủ động, linh hoạt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, bạn cũng nên biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu gồm những gì?

Xét nghiệm nước tiểu là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý, kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như các chỉ số liên quan. Khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, người bệnh cần lấy mẫu nước tiểu của bản thân nộp lại để phòng xét nghiệm và chờ đợi lấy xét nghiệm nước tiểu. Vậy cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào? Trước khi tìm hiểu cách đọc, bạn cũng nên biết xét nghiệm nước tiểu gồm những chỉ số nào. 

Chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đúng nhất 1
Xét nghiệm nước tiểu nhằm chẩn đoán bệnh lý và theo dõi sức khỏe

Khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu xong, người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm nước tiểu 10 thông số đánh giá sức khỏe khác nhau, cụ thể là:

  • SG: Đây là chỉ số trọng lượng riêng của nước tiểu, cho thấy nước tiểu loãng hay đặc.
  • LEU/BLO: Chỉ số này dùng để đánh giá lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể người, cho thấy cơ thể có đang bị nhiễm trùng hay không.
  • NIT: Thể hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • pH: Cho thấy nguy cơ bệnh lý do nhiễm khuẩn thể hiện qua việc độ pH của nước tiểu cao hay thấy, có liên quan đến nhiễm khuẩn thận, tiêu chảy dẫn đến mất nước, bệnh tiểu đường.
  • GLU: Chỉ số này dùng để đánh giá lượng đường có trong nước tiểu. Ở phụ nữ mang thai hoặc mới ăn thức ăn có chứa đường, chỉ số GLU thường cao hơn mức thông thường. Tuy nhiên nếu lượng đường cao không liên quan đến 2 tác nhân khách quan nêu trên, bệnh nhân rất có thể sẽ phải tiếp tục kiểm tra để chẩn đoán bệnh tiểu đường, viêm tụy hoặc bệnh lý về ống thận.
  • ERY: Chỉ số ERY cho thấy nguy cơ bệnh nhân có bị viêm cầu thận, viêm thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, xơ gan, thận đa nang,... hay không.
  • PRO: Chỉ ra hàm lượng protein có trong nước tiểu, là cơ sở để chẩn đoán bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai hoặc trong nước tiểu có lẫn máu.
  • KET: Chỉ số này thường khá bình thường ở phụ nữ mang thai, người có nguy cơ bị tiểu đường hoặc người nghiện rượu, chế độ ăn hạn chế carbohydrate,...
  • ASC: Thể hiện nguy cơ bệnh nhân bị viêm nhiễm thận, bệnh liên quan đến đường tiết niệu hoặc sỏi thận tiết niệu,...
  • BIL: Đánh giá mức độ, nguy cơ bị bệnh lý về gan, túi mật của người bệnh.

Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất

Hiện nay, xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương thức xét nghiệm phổ biến và được sử dụng làm cơ sở chẩn đoán bệnh lý đáng tin cậy. Nếu bạn chuẩn bị đi xét nghiệm nước tiểu nhưng chưa biết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu ra sao thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Chỉ số LEU:

  • Bình thường: Trên kết quả xét nghiệm nước tiểu thể hiện âm tính hoặc dưới mức nồng độ cho phép là 10 - 25 Leu/UL.
  • Mức cao: Chỉ số hiển thị trên kết quả xét nghiệm nước tiểu cao hơn 10 - 25 Leu/UL, khi này, bệnh nhân có thể bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Chỉ số NIT:

  • Bình thường: Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu NIT bình thường khi kết quả hiển thị âm tính.
  • Mức cao: NIT cao hơn 0.05 - 0.1 mg/dL, nguyên nhân có thể do phản ứng khi cơ thể nhiễm trùng đường tiểu hoặc do một loại enzyme chuyển hóa nitrat có trong nước tiểu thành Nitrite.

Chỉ số pH:

  • Bình thường: Người bình thường có chỉ số pH từ 4.6 - 8.
  • Mức cao: Bất thường về sức khỏe thể hiện qua việc pH cao hơn 8 hoặc thấp hơn 4.6.
Chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đúng nhất 2
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm nồng độ pH trong nước tiểu

Chỉ số UBG:

  • Bình thường: Âm tính hoặc thấp hơn mức cho phép là 0.2 - 1.0 mg/dL.
  • Mức cao: Kết quả cho thấy chỉ số UBG cao hơn 0.2 - 1.0 mg/dL, khi này, bệnh nhân có thể bị bệnh lý về gan hoặc túi mật, có thể kể đến như viêm gan, xơ gan,...

Chỉ số BIL:

  • Bình thường: Chỉ số BIL bình thường khi âm tính hoặc dưới mức 0.4 - 0.8 mg/dL.
  • Mức cao: Người có chỉ số BIL hiển thị cao hơn mức 0.4 - 0.8 mg/dL có nguy cơ mắc bệnh về túi mật, gan tổn thương. Nguy cơ bị bệnh cao hơn rất nhiều khi cả chỉ số BIL và UBG đều cao trên mức bình thường.

Chỉ số PRO:

  • Bình thường: Âm tính hoặc dưới 7.5 - 20 mg/dL.
  • Mức cao: Thể hiện qua việc chỉ số PRO hiển thị cao hơn 7.5 - 20 mg/dL, bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh thận, nhiễm trùng hoặc nhiễm máu trong nước tiểu.

Chỉ số BLD:

  • Bình thường: Âm tính hoặc trong ngưỡng cho phép từ 0.015 - 0.062 mg/dL.
  • Mức cao: Vượt ngưỡng 0.062 mg/dL, người có chỉ số BLD cao như vậy có thể do bệnh nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương ở thận hoặc cơ quan trong hệ bài tiết.

Chỉ số SG:

  • Bình thường: Dao động trong khoảng 1.005 - 1.030.
  • Mức cao: Chỉ số SG cao trên 1.030 có thể là dấu hiệu của việc thiếu nước hoặc bệnh lý ở thận, SG thấp hơn 1.005 cho thấy cơ thể nạp quá nhiều nước hoặc bệnh lý bất thường.

Chỉ số KET:

  • Bình thường: Âm tính hoặc trong độ 2.5 - 5 mg/dL.
  • Mức cao: Cao hơn 5 mg/dL cho thấy bệnh tiểu đường, nghiện rượu,...

Chỉ số GLU:

  • Bình thường: Âm tính hoặc trong độ từ 50 - 100 mg/dL.
  • Mức cao: Chỉ số GLU cao trên 100 mg/dL là triệu chứng chẩn đoán bệnh tiểu đường, bệnh về thận như sỏi thận, viêm cầu thận,... hoặc khi thận bị tổn thương.

Chỉ số ASC:

  • Bình thường: 5 - 10 mg/dL.
  • Mức cao: ASC trên 10 mg/dL cho thấy người bệnh có nguy cơ cao đang gặp vấn đề, bệnh lý về thận. 
Chi tiết cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đúng nhất 3
Chỉ số ASC trong nước tiểu cao hơn 10 mg/dL có thấy nguy cơ mắc bệnh về thận

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu?

Bên cạnh việc thắc mắc về cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu, nhiều người cũng quan tâm đến việc khi nào cần xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh lý. Theo nguyên tắc, xét nghiệm nước tiểu được bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện khi cần hoặc trong quá trình khám sức khỏe tổng quát cũng cần làm xét nghiệm này. Một số trường hợp cần xét nghiệm nước tiểu bao gồm:

  • Khám sức khỏe định kỳ;
  • Có triệu chứng lạ khi đi tiểu như tiểu rắt, khó tiểu,...;
  • Người bệnh tiểu đường hoặc những bệnh liên quan đến gan, thận, túi mật,...;
  • Thử thai cũng cần làm xét nghiệm nước tiểu;
  • Kiểm tra trước khi thực hiện phẫu thuật;
  • Khi cần chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm được cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu đúng và nhanh chóng. Khi nhận thấy vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đường tiết niệu, hệ bài tiết,... bạn cần đến bệnh viện thăm khám và làm các kiểm tra cần thiết, trong đó có xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định bệnh lý và có phác đồ điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin