Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Chỉ định và cách tiến hành

Ngày 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả có độ chính xác cao. Vậy chụp CT có tiêm thuốc cản quang được chỉ định trong các trường hợp nào?

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn một số bệnh lý nguy hiểm như áp xe, ung thư, bệnh tim mạch,… Vậy cụ thể chụp CT có tiêm thuốc cản quang là gì? Cách tiến hành kỹ thuật trên như thế nào?

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là gì?

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng các tia X phối hợp với xử lý bằng máy tính để tạo hình ảnh cắt ngang 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận trên cơ thể.

So với các phương pháp chẩn đoán khác, phương pháp chụp CT cho hình ảnh rõ nét, không xảy ra hiện tượng chồng nhiều hình, thời gian chụp nhanh, hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều so với chụp X-quang thường quy. Đồng thời nó còn có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ mà X-quang thường quy không thể quan sát thấy.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Chỉ định và cách tiến hành  1
Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh cho hình ảnh rõ nét

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là kỹ thuật chụp CT mà trong quá trình chụp người bệnh sẽ được tiêm một loại thuốc có tính chất cản quang.

Thông thường thuốc cản quang là những dung dịch có chứa Iod, được tiêm vào cơ thể giúp các cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc sẽ có màu trắng sáng hơn trên hình chụp CT scan. Điều này giúp các tổn thương xuất hiện rõ ràng hơn từ đó năng cao tính chính xác trong chẩn đoán bệnh.

Chỉ định chụp CT có tiêm thuốc cản quang trong các trường hợp nào?

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

  • Hầu hết các trường hợp chụp CT ổ bụng đều sử dụng thuốc cản quang, trừ trường hợp khảo sát sỏi tiết niệu.
  • Khi nghi ngờ xuất hiện khối u trong cơ thể.
  • Phần lớn các trường hợp viêm, áp xe đều cần tiêm thuốc cản quang, tuy nhiên không áp dụng trong trường hợp viêm phổi đã được chẩn đoán chắc chắn và không cần phân biệt với các bệnh lý khác.
  • Nghi ngờ các mắc các bệnh lý mạch máu như phình mạch, giả phình, dị dạng mạch máu, bóc tách động mạch,…
  • Một số trường hợp đặc biệt: Chụp CT có tiêm thuốc cản quang giúp tìm nguồn mạch nuôi của phổi biệt lập, đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương và chẩn đoán mức độ vách hóa của máu tụ dưới màng cứng giai đoạn bán cấp,...

Chống chỉ định của chụp CT có tiêm thuốc cản quang

Chống chỉ định chụp CT có tiêm thuốc cản quang trong các trường hợp:

  • Người bị bệnh suy gan, suy tim mất bù;
  • Người bị suy thận độ III, IV. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang cho đối tượng này thì cần phải lên kế hoạch dự phòng suy thận tiến triển hoặc các phương pháp chạy thận nhân tạo, lọc máu cho người bệnh ngay sau khi tiêm thuốc cản quang;
  • Người mắc bệnh đa u tủy, đặc biệt là thiểu niệu. Trong trường hợp cần phải chụp CT thì phải chuẩn bị truyền dịch cho người bệnh;
  • Người bị dị ứng với iod. Nếu bắt buộc phải chụp CT tiêm thuốc cản quang thì người bệnh cần phải sử dụng steroid cách 12 giờ và 2 giờ trước khi chụp để giảm thiểu nguy cơ dị ứng thuốc;
  • Người mắc các bệnh mạn tính như cường giáp, đái tháo đường, hen suyễn, hồng cầu hình liềm;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người bị mất nước nặng.
Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Chỉ định và cách tiến hành 2
Chống chỉ định chụp CT có tiêm thuốc cản quang cho phụ nữ có thai

Quy trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang

Quá trình chuẩn bị

Trước khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang, người bệnh sẽ được các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên giải thích về quy trình cũng như các tác dụng phụ có thể gặp phải. Người bệnh sau đó sẽ được được kiểm tra huyết áp, nhịp tim kỹ lưỡng, chụp mạch vành và hướng dẫn tập thở trong quá trình thực hiện.

Người bệnh trước khi tiến hành chụp CT cần phải tháo bỏ tất cả những vật bằng kim loại trên cơ thể như đồng hồ, kính, kẹp tóc, trang sức, răng giả, thiết bị trợ thính, áo nịt ngực có gọng kim loại,… vì những vật dụng này có thể gây nhiễu ảnh chụp được.

Mặt khác, tùy vào vị trí cần thực hiện, người bệnh có thể được yêu cầu cởi quần, áo hoặc quần áo do cơ sở y tế cung cấp. Trong phương pháp chụp CT có tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể ăn nhẹ hoặc uống trước khi tiến hành 2h, tuy nhiên không nên ăn quá no hay uống quá nhiều nước.

Lưu ý: Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các bệnh lý đang mắc phải như bệnh thận, tiểu đường, nhược cơ, tĩnh mạch, hen suyễn, hay bất kỳ rối loạn nào ở tủy xương hoặc máu,… Đối với trường hợp đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần phải thông báo cho bác sĩ biết để đưa ra phương án lựa chọn tối ưu.

Quá trình tiến hành

Khi bước vào quá trình chụp CT, người bệnh được hướng dẫn vị trí đứng và các tư thế thích hợp nhằm phục vụ cho nhu cầu chẩn đoán. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một ống thông nhựa nhỏ (không còn kim tiêm trong ống thông) vào tĩnh mạch tại cánh tay của người bệnh. Lúc này, thuốc cản quang được tiêm truyền qua ống thông vào trong cơ thể.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Chỉ định và cách tiến hành 3
Người bệnh sẽ được tiêm truyền dụng dịch cản quang trong quá trình chụp

Người bệnh trong quá trình tiêm truyền thuốc cản quang có thể có cảm giác ấm nóng (dọc theo vùng mặt, cổ, ngực, thậm chí lan đến vùng bẹn) đồng thời cảm nhận được trong miệng có vị kim loại. Đôi khi, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm yên hoặc nín thở theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp chụp bụng và ngực.

Sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang

Sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang, người bệnh vẫn cần giữ đường truyền tại tĩnh mạch trong vòng khoảng 30 phút. Sau 30 phút, nếu không có những diễn biến bất thường do dị ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn thì có thể được tháo kim ra.

Người bệnh cũng bên bổ sung thêm nhiều nước sau khi chụp CT nhằm đào thải toàn bộ lượng thuốc cản quang ra khỏi cơ thể. Lưu ý, trong vòng 40 phút kể từ lúc chụp CT, người bệnh không nên vận hành máy móc hoặc lái xe.

Đánh giá kết quả

Thông thường các kết quả chụp CT có tiêm thuốc cản quang sẽ có trong vòng 30 – 60 phút. Sau khi có kết quả, nếu có bất kỳ bất thường tại vị trí chụp, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang có nguy hiểm không?

Các tác dụng phụ đem lại do thuốc cản quang về cơ bản chỉ gây ra một số triệu chứng khó chịu như bị đỏ da, buồn nôn, sốt nhẹ hoặc mẩn ngứa, nổi mề đay,... Tuy nhiên hầu hết các tác dụng phụ trên đền không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Chỉ định và cách tiến hành 4
Chụp CT có tiêm thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như sốt, buồn nôn

Nhìn chung, kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang tương đối an toàn với người bệnh, các rủi ro nghiêm trọng hiếm khi xuất hiện. Người bệnh chỉ nên đến các cơ sở y tế thăm khám khi xuất hiện tác dụng không mong muốn như:

  • Đau, tức ngực;
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Chóng mắt, ngất xỉu;
  • Sốt;
  • Lượng nước tiểu và tính chất của nước tiểu có sự thay đổi bất thường;
  • Đau nhức tại vị trí tiêm hoặc vùng gần đó ngay sau khi tiêm thuốc cản quang;
  • Phát ban nghiêm trọng.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang là một trong kỹ thuật giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Để hạn chế các biến chứng, người bệnh nên trao đổi chi tiết về tiền sử mắc bệnh, tiền sử dị ứng và các tình trạng hiện tại của bản thân trước khi thực hiện kỹ thuật trên.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm