Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường​ và những điều cần biết

Ánh Vũ

07/04/2025
Kích thước chữ

​Rối loạn lipid máu là một tình trạng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường, góp phần gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường không chỉ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuyển hóa trong cơ thể. Trong đó, rối loạn lipid máu được xem là một trong những biến chứng chuyển hóa thường gặp và nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường do nó có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Việc hiểu được cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường giúp người bệnh và bác sĩ có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do các biến chứng tim mạch.

Mối liên hệ giữa bệnh rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường

Bạn cần hiểu rõ về mối liên hệ giữa bệnh rối loạn lipid máu và bệnh tiểu đường trước khi tìm hiểu về cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường. Theo đó, lipid có hai thành phần chủ yếu là cholesterol và triglyceride. Bệnh rối loạn lipid được đặc trưng bởi sự thay đổi nồng độ của các thành phần như tăng triglyceride, tăng LDL-C (cholesterol xấu) hoặc giảm HDL-C (cholesterol tốt), từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Sự thay đổi về số lượng của các thành phần trong lipid thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa bệnh rối loạn lipid máu và đái tháo đường.

Bệnh rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường là hai bệnh lý chuyển hóa mạn tính thường gặp và có mối quan hệ phức tạp. Trong thực tế lâm sàng, có một tỷ lệ rất lớn bệnh nhân tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2) cũng đồng thời mắc phải bệnh rối loạn lipid máu. Mối liên hệ giữa hai bệnh lý này không chỉ đơn thuần là sự song hành mà còn là mối quan hệ nhân - quả, khiến cho việc kiểm soát và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Insulin là một loại hormone có vai trò điều hòa đường huyết và góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa lipid. Khi quá trình điều hòa đường huyết của insulin xảy ra vấn đề và sự thay đổi lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến rối loạn lipid máu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, sự thiếu hụt của insulin trong cơ thể và mức LDL-C tăng cao sẽ làm giảm khả năng kiểm soát mức đường huyết. Ở người bệnh đái tháo đường type 2, sự bất thường về mức lipid có thể quan sát thấy ngay cả khi mức đường huyết được kiểm soát. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có xu hướng giảm HDL-C và tăng LDL-C. Rối loạn lipid xảy ra khi xuất hiện các bất thường tương tự với những hội chứng chuyển hóa như hội chứng béo phì hay hội chứng kháng insulin.

Nếu mức đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây ra hội chứng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm do các hạt lipid tích tụ lại trong máu thay vì được đào thải ra ngoài. Hội chứng này có thể gây ra tổn thương ở hệ thần kinh như mất trí nhớ hoặc mất cảm giác ở chi dưới. Bên cạnh đó, các rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch, bệnh thận hoặc đột quỵ. Vậy cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường diễn ra như thế nào?

Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường​ và những điều cần biết 1
Rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường có mối tương quan mật thiết với nhau

Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường

Như đã nói ở trên, bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường diễn ra như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, ở những bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt là đái tháo đường type 2) thì tình trạng kháng insulin đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra rối loạn lipid máu. Kháng insulin dẫn đến tăng sản xuất triglyceride tại gan, làm giảm phân giải lipid và giảm hoạt động của lipoprotein lipase - một enzyme quan trọng trong chuyển hóa lipid. Kết quả khiến cho nồng độ triglyceride tăng cao, HDL-C giảm và LDL-C có xu hướng tăng cao.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não… Khi nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride tăng cao, chúng có thể lắng đọng ở thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp và cứng mạch máu, cản trở tuần hoàn máu và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.

Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường​ và những điều cần biết 2
Bạn nên hiểu rõ về cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường

Chẩn đoán rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Bệnh rối loạn lipid máu có thể xảy ra trong một thời gian dài trước đó mà không nhận biết được, bởi bệnh không có triệu chứng đặc trưng. Hầu hết các trường hợp rối loạn lipid máu được phát hiện ra khi nồng độ của các thành phần trong mỡ máu ở mức độ cao kéo dài hoặc khi đã xảy ra biến chứng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất hiện ban vàng ở khuỷu tay, mi mắt hoặc đầu gối. Ngoài ra, viêm tụy cấp cũng là một biến chứng của rối loạn lipid máu hoặc khi triglyceride ở mức rất cao có thể gây ra các mảng màu trắng như kem tại tĩnh - động mạch ở võng mạc hay ở mức cực kỳ cao khiến cho huyết tương có màu trắng sữa.

Bệnh rối loạn mỡ máu thường được phát hiện khá muộn, đồng thời bệnh thường đi kèm với nhóm bệnh lý về hệ tim mạch, chuyển hóa và nội tiết. Đặc biệt, bệnh rối loạn mỡ máu có mối tương quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường, bởi nếu người bệnh mắc bệnh đái tháo đường lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ máu và ngược lại.

Theo thống kê, những bệnh nhân bị đái tháo đường thường kèm theo tình trạng mỡ máu cao, bởi bệnh lý này chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến các tổn thương mạch máu. Cùng độ tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường có tổn thương mạch máu cao gấp 10 lần so với người không mắc bệnh. Hầu hết các tổn thương mạch máu xảy ra trong bệnh đái tháo đường là hậu quả của tình trạng rối loạn mỡ máu. Do đó, tình trạng rối loạn mỡ máu trong bệnh lý tiểu đường cần được điều trị và kiểm soát kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường​ và những điều cần biết 3
Bệnh rối loạn lipid máu thường được phát hiện khá muộn

Các chỉ số lipid máu bình thường và bất thường cụ thể như sau:

  • Cholesterol: Bình thường là < 200 mg/dL, tăng giới hạn là từ 200 - 239 mg/dL, tăng cholesterol máu là > 240 mg/dL.
  • Triglyceride: Bình thường là < 150 mg/dL, tăng giới hạn là từ 150 - 199 mg/dL, tăng triglyceride là từ 200 - 499 mg/dL, rất tăng là > 500 mg/dL.
  • HDL-C: Bình thường là > 35 mg/dL, khi HDL-C < 35 mg/dL là giảm.
  • LDL-C: Bình thường là < 130 mg/dL, tăng giới hạn là từ 130 - 159 mg/dL, tăng nhiều là > 160 mg/dL.
  • Rối loạn mỡ máu hỗn hợp: Cholesterol > 238 mg/dL, triglyceride là từ 87 - 173 mg/dL.

Dấu hiệu của rối loạn lipid máu trong bệnh đái tháo đường

Bên cạnh cơ chế rối loạn lipid trong đái tháo đường, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ thêm với bạn đọc về các dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu trong bệnh lý đái tháo đường, cụ thể như sau:

Dấu hiệu ngoại biên

Rối loạn lipid máu trong bệnh đái tháo đường có gây ra các triệu chứng ngoại biên như:

  • Cung giác mạc: Xuất hiện cung giác mạch hình vòng tròn hoặc tròn không hoàn toàn, màu trắng nhạt ở quang mống mắt. Đây là dấu hiệu cho thấy cholesterol toàn phần tăng.
  • Ban vàng: Xuất hiện ban vàng ở mí mắt theo dạng khu trú hoặc lan tỏa.
  • U vàng gân: Xuất hiện u ở các khớp đốt bàn tay, ngón tay, gân Achille.
  • U vàng dưới màng xương: Xuất hiện ở đầu xương mỏm khuỷu hay củ chày trước.
  • U vàng da hoặc u vàng nổi thành cục: Xuất hiện ở đầu gối hoặc khuỷu tay.
  • Ban vàng: Ở lòng bàn tay hoặc ở các nếp gấp của ngón tay.

Dấu hiệu nội tạng

Các dấu hiệu nội tạng xuất hiện bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ: Có thể xảy ra ở từng vùng hoặc toàn bộ gan;
  • Nhiễm lipid võng mạc: Xảy ra trong trường hợp triglyceride tăng cao;
  • Viêm tụy cấp;
  • Xơ vữa động mạch.
Cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường​ và những điều cần biết 4
Gan nhiễm mỡ là một dấu hiệu của tình trạng rối loạn lipid trong đái tháo đường

Rối loạn lipid máu trong đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch và các vấn đề sức khỏe lâu dài. Việc nắm rõ cơ chế rối loạn lipid máu trong đái tháo đường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc kiểm soát đường huyết, thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể chất là những phương pháp quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin