Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơn đau bụng sau mổ nội soi ruột thừa có nguy hiểm không?

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ

Sau khi phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, có thể xuất hiện những triệu chứng trong quá trình hồi phục như đau bụng, chướng bụng hoặc khó tiêu. Khi đó, nhiều người thắc mắc liệu cơn đau bụng sau mổ nội soi ruột thừa có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có nhiều ưu điểm như ít đau hơn, thời gian phục hồi nhanh hơn và ít vết sẹo hơn so với phẫu thuật mở.

Mổ nội soi ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một phần của ruột non, có một đầu kết thúc và đầu còn lại kết nối với manh tràng. Vị trí của ruột thừa thường nằm ở phần dưới bên phải của bụng, gần với khu vực nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của ruột thừa trong hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, khi ruột thừa bị viêm nhiễm, can thiệp điều trị cần được thực hiện ngay lập tức. Việc cắt bỏ phần ruột thừa này là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ vỡ ruột thừa, gây ra nhiễm trùng lan rộng trong ổ bụng, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng.

con-dau-bung-sau-mo-noi-soi-ruot-thua-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Việc cắt bỏ phần ruột thừa để ngăn ngừa nguy cơ vỡ ruột thừa

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến được sử dụng để loại bỏ ruột thừa, đó là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Trong số đó, phương pháp phẫu thuật nội soi được ưa chuộng hơn cả vì nó mang lại nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, thời gian phục hồi nhanh và an toàn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự trang bị máy móc hiện đại, sự thành thạo và kinh nghiệm chuyên môn của các bác sĩ phẫu thuật.

Cơn đau bụng sau mổ nội soi ruột thừa có nguy hiểm không?

Hầu hết các bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi ruột thừa đều gặp phải đau bụng, là biểu hiện phổ biến. Thực tế, sau khoảng 1 - 3 tuần, hầu hết bệnh nhân có thể hoàn toàn phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, thời gian phục hồi có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có những trường hợp vết mổ có thể bị viêm hoặc hoại tử, và điều trị cho những trường hợp này có thể mất nhiều thời gian hơn.

con-dau-bung-sau-mo-noi-soi-ruot-thua-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Hầu hết các bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi ruột thừa đều đau bụng

Cơn đau sau phẫu thuật là một biểu hiện phổ biến. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể được sử dụng để đánh giá liệu đây có phải là tổn thương nặng không?

Nếu sau khi phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức ở lưng mà không có sốt, hoặc vết mổ không bị sưng, đỏ, hoặc không có dấu hiệu viêm nhiễm, thì bệnh nhân có thể yên tâm. Sau mổ, việc sớm vận động, đi lại giúp tránh các biến chứng như liệt ruột, viêm phổi và mang lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân. Nếu không có dấu hiệu nôn ói, có thể cho bệnh nhân ăn sau 6 - 8 giờ.

Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cung cấp thuốc giảm đau để giảm cơn đau. Việc sử dụng khí CO2 trong quá trình phẫu thuật nội soi ruột thừa có thể gây ra đau ở phần vai và vùng sau.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bất tỉnh, hoặc đau ngực nghiêm trọng và khó thở hoặc ho ra máu, cần gọi cấp cứu ngay. Hoặc nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở bụng và không thể uống nước, thuốc giảm đau không hiệu quả, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như vết mổ đau, sưng nóng, đỏ, vết thương có mủ, sốt, hoặc vết mổ bị mở; hoặc có dấu hiệu đau, sưng tấy đỏ ở bắp chân, đùi hoặc háng, thì người nhà nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nhiều bệnh nhân sau khi xuất viện khoảng 3 - 4 ngày có thể gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội ở vị trí mổ. Hiện tượng này có thể do mổ phần ruột thừa trước đó gây tổn thương nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là phần ruột thừa còn lại bị tổn thương hoặc hoại tử, tạo ra một ổ áp xe. Bác sĩ sẽ phải dẫn dịch mủ ra ngoài và khâu lại phần ruột thừa bị tổn thương.

Trong trường hợp này, nếu không nhập viện và chẩn đoán điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải viêm nhiễm và các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Viêm nhiễm phúc mạc là một biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi ruột thừa bị vỡ, gây ra viêm nhiễm và mủ chảy vào ổ bụng. Tình trạng này thường xảy ra ở người già, trẻ em và phụ nữ mang thai và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.

Những lưu ý sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa

Sau khi phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức và tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong vài giờ, bao gồm việc đo nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và đánh giá cơn đau. Mục đích của việc này là để phát hiện sớm các phản ứng bất thường sau khi gây mê hoặc sau khi phẫu thuật.

con-dau-bung-sau-mo-noi-soi-ruot-thua-co-nguy-hiem-khong 3.jpg
Người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức và tiếp tục được theo dõi

Trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh sẽ bắt đầu tập ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, sữa, súp... Bệnh nhân cũng sẽ được khuyến khích tập đi lại để ngăn ngừa dính ruột và sự tụ dịch trong bụng.

Sau khoảng 1 - 2 ngày sau mổ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, kiểm tra máu và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh để xem liệu bệnh nhân có thể xuất viện hay không, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của họ.

Thường thì, các bệnh nhân phẫu thuật nội soi ruột thừa sẽ được xuất viện sau 1 ngày nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp phải phẫu thuật do viêm phúc mạc hoặc ruột thừa vỡ, bệnh nhân sẽ cần phải ở lại viện để điều trị kháng sinh và được theo dõi lâu hơn. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh về cách thực hiện hít thở sâu và tập vận động để phòng tránh nhiễm trùng phổi sau phẫu thuật.

Sau khi được xuất viện, người bệnh cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi về nhà, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Trong tuần đầu tiên, người bệnh có thể tắm rửa bình thường nhưng tránh ngâm mình trong bồn tắm. Bạn nên thay băng vết thương sau mỗi lần tắm để tránh vi khuẩn và nhiễm trùng. Ngoài ra, việc đi bộ nhẹ nhàng được khuyến khích, trong khi tránh các hoạt động mạnh và việc nâng vật nặng.

Để hỗ trợ quá trình phục hồi, người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây và uống đủ nước hàng ngày (khoảng 2 - 2,5 lít). Sau 7 ngày, tái khám để bác sĩ kiểm tra vết mổ và cắt bỏ chỉ. Sau 4 tuần từ phẫu thuật, bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc cơn đau bụng sau mổ nội soi ruột thừa có nguy hiểm không. Nêu cơn đau dữ dội và kéo dài, bệnh nhân cần báo lại ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì ăn được?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin