Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau đột quỵ, khoảng 30% số người sống sót cảm thấy đau đớn. Điều này rất có thể xảy ra ngay sau đột quỵ, nhưng cũng có thể phát triển sau đó. Các loại cơn đau sau đột quỵ bao gồm đau cơ và xương khớp như co cứng và đau vai; đau đầu thường xảy ra ngay sau đột quỵ nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.
Cơn đau là một biến chứng xảy ra khi dây thần kinh truyền tín hiệu đến não bị tổn thương. Đặc biệt, trong trường hợp đột quỵ, người bệnh có thể trải qua đau đớn cùng với các triệu chứng trầm cảm và rối loạn nhận thức, dẫn đến sụt giảm chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại cơn đau sau đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng chức năng thần kinh bị ảnh hưởng đột ngột với các triệu chứng cục bộ kéo dài hơn 24 giờ hoặc tệ hơn là gây tử vong trong vòng 24 giờ. Đột quỵ bao gồm đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. Đột quỵ cần được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Cơn đau sau đột quỵ thường không xuất hiện ngay và có thể phát triển sau một thời gian từ một tháng đến vài tháng sau sự cố. Đây là kết quả của sự tắc nghẽn máu lên não đột ngột, gây thiếu hụt oxy nghiêm trọng cho tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ và cơ bắp.
Hậu quả của đột quỵ có thể lan rộng, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và hệ thần kinh, gây ra cảm giác đau đớn trong cơ thể. Một số nguyên nhân gồm việc phá hủy lớp bọc bảo vệ myelin bên ngoài, gây ra sự mất kiểm soát của các xung điện và tạo nên nhiều triệu chứng đau khác nhau. Các tổn thương đối với cơ, mạch máu và dây thần kinh cũng gửi tín hiệu đau về não, thông báo về cơn đau cho cơ thể.
Co cứng được định nghĩa là rối loạn kiểm soát cảm giác - vận động, do tổn thương tế bào thần kinh vận động, biểu hiện dưới dạng sự kích hoạt không tự chủ hoặc không liên tục của các cơ. Đây là một hiện tượng phổ biến xảy ra sau đột quỵ, ảnh hưởng đến từ 30% đến 80% số người người bị đột quỵ.
Mối liên hệ giữa co cứng và đau vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Có các cơ chế bệnh lý thần kinh tiềm ẩn và các cơ chế cảm thụ đau có liên quan với nhau. Sự căng tức bất thường lên cơ và dây chằng do co cứng có thể gây ra cảm giác đau về đêm. Co cứng có thể gây ra những thay đổi về đặc tính lưu biến của cơ, dẫn đến xơ hóa và teo cơ có thể góp phần gây ra cảm giác đau đớn.
Nếu bị co cứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để hỗ trợ, cùng với đó nên tập vật lý trị liệu hàng ngày để vận động các khớp. Điều này sẽ giúp kéo căng cơ, giữ cho chúng linh hoạt và giảm khả năng bị co rút. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng các kỹ thuật gọi là vận động thụ động và vận động chủ động để điều trị cho người bệnh.
Các bệnh nhân đột quỵ gặp phải đau thần kinh trung ương mà cơ chế cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Một số quan điểm cho rằng cơn đau thần kinh trung ương sau đột quỵ kết quả từ phản ứng phức tạp của não với các tổn thương, dẫn đến tình trạng mẫn cảm thái quá. Đau thần kinh trung ương sau đột quỵ thường mạnh mẽ, kéo dài và thường đi kèm cảm giác nóng rát, ngứa...
Phần lớn các loại thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau này, do đó, các bác sĩ thường cần kê đơn thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm để giảm đau cho bệnh nhân đột quỵ.
Cơn đau cơ xương khớp thường là hậu quả phổ biến nhất sau đột quỵ. Các cơn đau này thường xuất hiện ở cổ, cánh tay, vai, chân hoặc lưng của người bệnh. Mức độ đau thường ở mức nhẹ đến trung bình và có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau cơ xương khớp sau đột quỵ có thể trở nên dữ dội khi thực hiện các động tác chuyển động. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ và gây khó khăn trong việc di chuyển. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh về các bài tập phục hồi phù hợp nhất.
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến sau đột quỵ, thường bắt đầu vào ngày bị đột quỵ và kéo dài trung bình 3,8 ngày. Nó thường diễn ra liên tục, tạo nên áp lực hai bên, nằm ở vùng phía trước và tăng lên khi cử động và ho. Trong một nghiên cứu của Harriot và cộng sự (2020), đau đầu xảy ra ở 6 - 44% dân số đột quỵ do thiếu máu cục bộ, hầu hết có các đặc điểm dạng căng thẳng, ở mức độ từ trung bình đến nặng và có bản chất trở thành mãn tính.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau đầu sau đột quỵ. Sửa đổi lối sống bao gồm tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh và tránh các tác nhân gây đau đầu cụ thể có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu sau đột quỵ.
Hiếm khi xảy ra trường hợp đau chân tay ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn cảm giác ở vùng đau hoặc có cảm giác như tay chân bị tê liệt.
Mục tiêu lâu dài của việc phục hồi chức năng là giúp người sống sót sau đột quỵ trở nên độc lập nhất có thể. Lý tưởng nhất là điều này được thực hiện theo cách thúc đẩy nạn nhân học lại các kỹ năng cơ bản như tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo và đi lại. Phục hồi chức năng thường bắt đầu trong bệnh viện sau đột quỵ. Nếu tình trạng của bạn ổn định, việc phục hồi chức năng có thể bắt đầu trong vòng hai ngày kể từ khi bị đột quỵ và tiếp tục sau khi bạn xuất viện.
Hơn nữa, kích thích vỏ não có thể làm giảm đau cho người bệnh trong trường hợp thuốc và các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả. Quy trình này thường bao gồm các bước sau:
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cơn đau sau đột quỵ. Đột quỵ là bệnh lý xảy ra đột ngột với các triệu chứng cục bộ kéo dài hơn 24 giờ hoặc thậm chí có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Vì vậy, việc nhận biết đột quỵ là cấp bách để cung cấp liệu pháp cấp cứu kịp thời cũng như khôi phục chức năng sớm nhằm giảm thiểu cơn đau.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.