Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Củ cải muối là một lựa chọn thay thế củ cải tươi, cung cấp nhiều dưỡng chất và lợi ích sức khỏe tương tự, nhưng có hạn sử dụng lâu hơn. Mặc dù vậy, việc sử dụng củ cải muối cần được xem xét kỹ lưỡng, vì trong quá trình chế biến, sản phẩm có thể chứa lượng muối và đường cao. Do đó, để đảm bảo sức khỏe việc sử dụng củ cải muối nên được kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và đa dạng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ưu điểm, lợi ích sức khỏe cũng như cách chế biến củ cải muối thơm ngon. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn thưởng thức món củ cải muối một cách trọn vẹn.
Củ cải muối là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, folate, mangan và đồng. Mỗi khẩu phần 100 gram củ cải muối chứa 65 calo, ít protein và chất béo, nhưng lại cung cấp 16 gram carbs và 11 gram đường. Nó cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và bệnh tật.
Quá trình ngâm củ cải để tạo ra củ cải muối có thể làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa, nhưng lại tăng lượng nitrat giúp tăng cường hiệu suất tập luyện và ổn định huyết áp. Củ cải muối cũng chứa saponin, có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, quá trình lên men còn tạo ra các men vi sinh, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe miễn dịch.
Tuy nhiên, vì có hàm lượng muối và đường cao, việc sử dụng củ cải muối cần được kiểm soát hợp lý trong chế độ ăn uống để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Củ cải muối chứa nhiều nitrat tự nhiên, giúp cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric, giúp giãn nở mạch máu và bảo vệ chống lại tình trạng huyết áp cao. Nghiên cứu cho thấy, củ cải muối có thể giảm huyết áp đến 10mmHg, tuy nhiên, tác dụng này chỉ kéo dài trong vài giờ.
Quá trình lên men tự nhiên của củ cải muối tạo ra men vi sinh, giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, nó còn giúp giảm các triệu chứng rối loạn đường ruột như viêm ruột, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Củ cải muối có thể giúp giảm lượng đường trong máu nhờ ngâm trong giấm. Thêm vào đó, các hợp chất như nitrat và chất chống oxy hóa có trong củ cải còn góp phần cải thiện mức đường huyết, giúp duy trì sự ổn định và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Củ cải muối chứa một lượng nitrat dồi dào, giúp tăng cường hiệu suất cơ bắp và sức mạnh thể chất. Các nghiên cứu cho thấy nitrat trong củ cải có thể cải thiện độ bền và thể lực, đặc biệt là trong các bài tập thể dục cường độ cao, tăng hiệu suất lên khoảng 3%.
Để làm củ cải muối Hàn Quốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 500g củ cải, 200g đường, 15g muối, 350ml giấm, 350ml nước lọc, 5g lá nguyệt quế tây, 10g tiêu đen và 5g bột nghệ vàng.
Đầu tiên, củ cải được cắt bỏ cuống, lá và rễ, rửa sạch, sau đó nạo vỏ và thái thành những khoanh tròn hoặc thanh dài dày khoảng 0,5cm.
Tiếp theo, cho vào nồi nước lọc, giấm, đường, muối, hạt tiêu, bột nghệ và lá nguyệt quế tây, khuấy đều và đun sôi. Sau khi đường tan hoàn toàn, tắt bếp và để nguội.
Củ cải thái sẵn được cho vào hũ thủy tinh hoặc nhựa sạch và khô, sau đó đổ hỗn hợp nước ngâm đã nguội vào ngập củ cải và đậy nắp kín.
Để hũ củ cải muối ngoài 1 - 2 ngày rồi bảo quản trong tủ lạnh. Sau 2 ngày, bạn đã có thể thưởng thức món củ cải muối có màu vàng bắt mắt, giòn ngon, ngọt thơm kết hợp với vị chua và thơm của giấm và lá quế.
Để làm món củ cải muối theo cách truyền thống, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 củ cải lớn, hai trái ớt sừng, 2 muỗng cafe giấm, 4 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường và 3 củ tỏi. Củ cải được nạo vỏ, sau đó thái thành những lát mỏng hoặc có thể tỉa thành hình hoa để tăng phần bắt mắt. Ớt sừng được thái chỉ, tỏi bóc vỏ và thái mỏng.
Tiếp theo, cho 3 muỗng cafe muối vào củ cải, xóc đều trong vài phút để củ cải bớt hăng, rồi rửa sạch và vắt ráo nước.
Để làm nước ngâm, pha giấm, nước lọc, đường và muối theo tỷ lệ 2:2:1:1, điều chỉnh gia vị theo khẩu vị rồi đun sôi và để nguội.
Sau khi nước ngâm nguội, cho tỏi và ớt đã sơ chế vào đó. Củ cải đã thái sẵn được cho vào hũ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước ngâm đã nguội vào, dùng một chiếc đĩa sứ để nén củ cải xuống.
Ngâm củ cải trong khoảng 1 - 2 ngày là có thể thưởng thức. Món củ cải muối này rất thích hợp ăn kèm với cơm hoặc các món ăn khác, mang đến vị ngon đơn giản nhưng hấp dẫn.
Củ cải muối có thể mang lại lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và với lượng vừa phải. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề. Thực phẩm ngâm muối quá mặn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Lượng muối cao trong củ cải muối cũng có thể làm tăng huyết áp và gây kích ứng dạ dày, dẫn đến hội chứng trào ngược và viêm loét dạ dày. Vì vậy, cần kiểm soát lượng củ cải muối ăn vào để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các loại thực phẩm được muối thường có độ mặn rất cao, vì trong quá trình chế biến, muối không chỉ giúp bảo quản mà còn gia tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không tự làm củ cải muối tại nhà mà mua sẵn từ cửa hàng, bạn cần đặc biệt lưu ý đến thành phần của sản phẩm, đặc biệt là lượng muối và đường bổ sung.
Một số sản phẩm củ cải muối có thể chứa một lượng muối và đường cao tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch gây tăng huyết áp, ứ nước, tăng lượng đường trong máu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, những người bị sỏi thận cũng nên hết sức thận trọng khi ăn củ cải muối bởi củ cải chứa oxalat. Đối với những người có vấn đề về thận hoặc có cơ địa nhạy cảm, việc tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan khác.
Những người có bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc có tiền sử bệnh dạ dày nên hạn chế ăn củ cải muối bởi lượng acid trong củ cải muối có thể tác động gây đau dạ dày, đặc biệt là khi bụng đói, làm mất vị giác và tiềm ẩn nguy cơ viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc bệnh gan nên tránh món ăn này, vì muối và gia vị trong củ cải muối có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.
Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế ăn củ cải muối, vì chúng có thể gây buồn nôn, đầy bụng và khó chịu.
Củ cải muối là một món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng khi được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào, việc tiêu thụ quá mức có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Những đối tượng đang có bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, bệnh thận, nên cân nhắc và tham khảo chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng củ cải muối. Hãy luôn lưu ý đến chế độ ăn uống của mình để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.