Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cua đỏ ăn được không? Ăn cua thế nào tốt cho sức khỏe?

Ngọc Trang

14/12/2024
Kích thước chữ

Cua đỏ ăn được không là thắc mắc của nhiều người thích ăn cua. Loài cua đỏ ở Việt Nam hay còn gọi là cua nữ hoàng có thể ăn được và thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Cua đỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần ăn cua sao cho đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.

Loài cua đỏ có vỏ ngoài xù xì nhưng lại có màu sắc rực rỡ và hương vị thơm ngon. Ở Việt Nam, cua đỏ được tìm thấy rất nhiều tại các hòn đảo ngoài khơi, nhất là vùng biển Nha Trang. Nếu ai ưa thích các món hải sản, nhất là cua, chắc hẳn sẽ phân vân không biết cua đỏ ăn được không? Khi ăn cua cần lưu ý gì để an toàn cho sức khỏe? Hãy tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Cua đỏ là gì? Cua đỏ ăn được không?

Cua đỏ mà chúng ta đề cập trong bài viết này là cua nữ hoàng. Vậy cua đỏ ăn được không? Câu trả lời là loài cua này có thể ăn được. Loài cua đỏ ở Việt Nam khác với cua đỏ ở đảo Christmas ở Úc không thể ăn được vì là loài cua có độc. 

Cua đỏ nữ hoàng có lớp vỏ ngoài xù xì nhưng lại có màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Chúng phân bố ở một số hòn đảo như đảo Hawaii, Honolulu và Fuji của Nhật Bản, đảo Madagascar của châu Phi, một số đảo nhỏ của Đài Loan (Trung Quốc),… Riêng ở Việt Nam, loài cua đỏ này được tìm thấy xung quanh khu vực thuộc đảo Phú Quý, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Ở đảo Phú Quý, ngoài những sản vật địa phương như cua mặt trăng, cua huỳnh đế, còn có cua đỏ nữ hoàng.

Cua đỏ ăn được không? Ăn cua thế nào tốt cho sức khỏe? 1
Cua đỏ nữ hoàng có lớp vỏ xù xì, màu đỏ bắt mắt, là đặc sản của đảo Phú Quý

Đây là loại cua sống tự nhiên ở rạn san hô thuộc đảo Phú Quý, trọng lượng của con to nhất lên đến hơn 1kg. Cái tên nữ hoàng là do người dân địa phương đặt cho loại cua đỏ này.

Cua đỏ nữ hoàng không được bán rộng rãi trên chợ mạng hay ở các nhà hàng hải sản do các ngư dân đánh bắt sống với số lượng không nhiều. 

Hương vị đặc trưng của cua đỏ

Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc cua đỏ ăn được không. Ở Việt Nam, cua đỏ là một loại thủy hải sản khá phổ biến và được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn, là món ăn đặc sản cho các du khách đến thăm các thành phố ven biển.  

Lớp vỏ bên ngoài của cua màu đỏ nhưng thịt có màu trắng, rất chắc thịt, gạch cua mềm, béo bùi. Tuy nhiên, vỏ hơi dày và cứng, cua hơi ít thịt. Hương vị của loại cua này có đặc điểm là rất ngon, thịt không tanh, trái lại rất thơm, vị ngọt đậm đà đặc trưng nên thích hợp để chế biến thành nhiều món ngon. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc trưng của cua đỏ Phú Quý, bạn có thể hấp lên hoặc làm món rang me. Đặc biệt là món cua sốt chua ngọt, nhờ chất gạch sền sệt béo bùi nên khi quện vào nước sốt chua ngọt sẽ tạo nên một hỗn hợp sốt rất đặc biệt, ăn một lần là nhớ mãi khi đến hòn đảo này. Đây đều là những món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng tại đảo Phú Quý.

Hình dáng cua đẹp cộng với chất thịt ngọt, gạch sền sệt là những ưu điểm khiến cua đỏ nữ hoàng là món ăn khoái khẩu của những tín đồ mê hải sản, nhất là cua.

Cua đỏ ăn được không? Ăn cua thế nào tốt cho sức khỏe? 2
Do vẻ ngoài của cua đỏ rực rỡ nên nhiều người lo ngại cua đỏ ăn được không 

Thành phần dinh dưỡng của cua

Về giá trị dinh dưỡng của cua, trong 100g thịt cua trung bình chứa khoảng 12,3g protid, 5,040g canxi, 3,3g lipid, 430mg phốt pho, 4,7mg sắt. Ngoài ra, cua còn có lượng vitamin B1, B2, PP, B6, chứa nhiều đồng, kẽm, sắt, omega-3 và lượng cholesterol dao động từ 30 – 56mg/kg.

Đáng lưu ý rằng thịt cua, ghẹ chứa hàm lượng protein cao hơn so với cá hay những loại thịt khác. Tuy lượng protein cao nhưng bạn đừng lo vì rất dễ tiêu hóa. 

Điểm đặc biệt là thịt cua lại chứa rất ít hàm lượng thủy ngân, rất tốt và có lợi cho sức khỏe con người.  

Lý do cua đỏ được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới là thịt cua không gây béo dù cung cấp nhiều năng lượng cho người ăn và không chứa hàm lượng nguyên tố hóa học gây hại cho cơ thể do cua đỏ sống ở tầng nước biển rất sâu, không bị ô nhiễm. 

Ăn cua cần lưu ý gì để an toàn cho sức khỏe?

Cua đỏ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau đây khi ăn cua nếu không muốn rước thêm bệnh vào người:

Sau khi ăn cua, không uống trà ngay

Do nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày nên không nên uống trà ngay sau khi ăn cua. Khi trà vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần dinh dưỡng của cua bị đặc lại, không tốt cho việc tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến triệu chứng đau bụng, đi ngoài.

Cua đỏ ăn được không? Ăn cua thế nào tốt cho sức khỏe? 3
Không nên uống trà ngay sau khi ăn cua để nước trà không làm loãng axit trong dạ dày

Sau khi ăn cua, không ăn hồng 

Do chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm đặc protein trong thịt cua nên không ăn quả hồng sau khi ăn cua. Protein rắn lại lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, tiếp theo sẽ lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những hiện tượng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Thậm chí có thể hình thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Không ăn cua sống

Thịt cua có chứa nang trùng lungfluke, đây là một loại ký sinh trùng trong phổi, phá hủy các tổ chức của phổi, có thể gây ra chứng co giật, bại liệt nếu xâm nhập vào não. Do đó, không được ăn cua đỏ sống, cần nấu chín cua ở nhiệt độ cao để đảm bảo bạn không mắc phải các bệnh gây ra bởi loại ký sinh trùng này.

Không ăn cua chết

Cua chết không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn mà còn sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể. Có rất nhiều loại dinh dưỡng trong thành phần của cua, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây tình trạng dị ứng. Nếu cua càng để lâu,sẽ ngày càng sản sinh ra nhiều lượng chất độc histamine, gây ra hiện tượng ngộ độc như đau bụng, nôn mửa, choáng váng, đau đầu, tức ngực, khó thở.

Không ăn lại cua đã chế biến lâu

Nên chế biến và sử dụng cua hết trong ngày vì thịt cua tiếp xúc với môi trường sẽ sinh ra các vi khuẩn có hại làm hỏng và gây ôi thiu. Hơn nữa, khi nấu lại cua sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, còn có thể gây biến chất và sinh ra độc tố.

Không nên ăn cua quá nhiều

Thịt cua có tính hàn, do đó không nên ăn quá nhiều cua dễ dẫn đến triệu chứng lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài, nhất là những người có tỳ vị hư, bụng dạ yếu nên đặc biệt chú ý điều này.

Cua đỏ ăn được không? Ăn cua thế nào tốt cho sức khỏe? 4
Không nên ăn cua quá nhiều vì dễ dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài

Thực phẩm nào kiêng kỵ với cua?

Khi ăn cua, cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm kiêng kỵ với cua, do đó không sử dụng chung với cua đỏ bao gồm: Cần tây, cà tím, khoai tây, bí đỏ, khoai lang, dưa bở, lê, cam, kiwi, táo tàu, lạc, mật ong, thức ăn lạnh, nước đá, cá chạch,…

Tóm lại, với thắc mắc cua đỏ ăn được không thì bạn có thể yên tâm dùng vì loài cua này có thể ăn được, thậm chí hương vị rất ngon, lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý ăn cua cho đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin