Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi không lo biến chứng?

Ngày 31/07/2023
Kích thước chữ

Mỗi năm, khi đến thời điểm giao mùa, dịch cúm A lại bùng phát khiến bao người lo lắng. Vậy bệnh cúm A có nguy hiểm không? Bị cúm A uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường gặp nhất là bệnh cúm. Cúm có nhiều loại, nhưng một trong những loại bệnh cúm phổ biến nhất là cúm A. Vậy cúm A là bệnh gì? Triệu chứng ra sao và cúm A uống thuốc gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu.

Cúm A là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh cúm A

Có nhiều loại cúm với biểu hiện khá giống nhau dễ khiến chúng ta nhầm lẫn. Và dưới đây là những thông tin cơ bản giúp chúng ta nhận biết được bệnh cúm A.

Cúm A là bệnh gì?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Cúm A có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong năm, nhưng phổ biến nhất là khi thời tiết chuyển mùa và dễ gây thành dịch bệnh. Cúm A có nhiều chủng như: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9,... Trong đó, H7N9 và H5N1 là chủng virus cúm gia cầm có thể lây sang người và tạo thành dịch.

Bệnh cúm A rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường bởi những triệu chứng cúm A rất giống với triệu chứng cảm cúm. Tuy nhiên, cúm A tiến triển rất nhanh, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.

cum-a-uong-thuoc-0.jpg
Các chủng virus cúm A phổ biến

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Các virus cúm A có đặc điểm khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài, trên các vật dụng trong gia đình, trên quần áo hay lòng bàn tay của người bệnh. Vì vậy, bệnh rất dễ lây nhiễm. Theo thống kê, tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới có thể lên đến 90% ở mọi đối tượng.

Đối tượng bị mắc cúm A là cả người lớn và trẻ em. Những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em dưới 5 tuổi; người già trên 65 tuổi; phụ nữ mang thai; người làm việc trong môi trường đông người dễ nhiễm virus cúm hơn cả. Họ cũng là đối tượng khi bị cúm A sẽ dễ gặp các triệu chứng nặng và gặp biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người muốn biết cúm A uống thuốc gì vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Biến chứng nặng nhất của bệnh là suy hô hấp dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết cúm A như thế nào?

Người bệnh có thể nhận biết bệnh cúm A qua các triệu chứng điển hình như:

  • Người bệnh bị sốt kèm nhức đầu, đau nhức toàn thân.
  • Khi sốt cao triền miên sẽ khiến cơ thể người bị cúm A mất nước, rối loạn điện giải, mệt lả, nằm li bì thậm chí có trường hợp co giật.
  • Các triệu chứng hô hấp xuất hiện kèm theo như viêm họng, ho, hắt hơi, chảy mũi.
  • Một số trường hợp bệnh nhân sẽ bị tức ngực, ho khan, khó chịu.
  • Bệnh cúm A ở trẻ dưới 24 tháng tuổi biểu hiện qua các triệu chứng như trẻ sốt trên 38 độ, có thể sốt đến 40 độ hoặc sốt kèm co giật. Trẻ có thể bị nôn trớ nhiều. Trẻ nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, gan bàn chân và gan bàn tay lạnh. Trẻ có thể thở gấp và li bì.
cum-a-uong-thuoc-gi-1.jpg
Triệu chứng cúm A ban đầu giống cảm cúm thông thường nên dễ bị bỏ qua

Cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi không lo biến chứng?

Quay trở lại với câu hỏi chính cúm A uống thuốc gì? Theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân mắc cúm A có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày khi được điều trị tốt. Đa số bệnh nhân chỉ cần điều trị tại chỗ. Số ít bệnh nhân diễn biến nặng cần điều trị tại cơ sở y tế. Tùy từng trường hợp, các loại thuốc điều trị được sử dụng sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Thuốc cần dùng khi bệnh nhẹ và điều trị tại nhà

Bệnh nhân bị mắc cúm A mức độ nhẹ, triệu chứng có thể kiểm soát và không biến chứng. Khi điều trị cúm A tại nhà, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ hoặc trên 38 độ nếu người bệnh có tiền sử co giật. Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là khoảng cách giữa các lần uống thuốc.
  • Uống thêm Oresol để bù nước và bù điện giải.
  • Nếu ho khan nhiều và kéo dài gây ra mệt mỏi, bệnh nhân có thể uống thuốc giảm ho.
  • Nếu ho có nhiều đờm nhầy trong cổ họng, người bệnh có thể dùng thêm thuốc làm loãng đờm, long đờm.
  • Các loại thuốc xịt mũi sẽ giúp làm sạch dịch nhầy, thông thoáng đường thở. Với trẻ em, nếu bị ngạt mũi khó thở, cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi giúp thông mũi cho bé.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi. Trẻ bị cúm A uống thuốc gì cũng cần theo chỉ định của bác sĩ.

cum-a-uong-thuoc-gi-3.jpg
Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà với các thuốc điều trị triệu chứng thông thường

Thuốc cần dùng khi bị cúm A nặng

Cúm A uống thuốc gì khi bệnh có dấu hiệu trở nặng và có nguy cơ biến chứng? Người nhà và cả bệnh nhân cần chủ động theo dõi sức khỏe. Sau khoảng 1 tuần, nếu thấy bệnh tình trở nặng, không có dấu hiệu cải thiện, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các dấu hiệu bệnh nặng mà bạn nên lưu ý như:

  • Bệnh nhân sốt cao từ 39 độ trở lên và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Người bệnh mệt mỏi, li bì, chân tay lạnh.
  • Có thể kèm theo sốt là triệu chứng co giật.
  • Bệnh nhân thở gấp hoặc cảm thấy khó thở.

Thuốc Tamiflu là thuốc dùng để điều trị cúm A không biến chứng. Thuốc phù hợp để dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Khi dùng thuốc trong 48 giờ đầu, thời gian trị cúm A có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 1 - 3 ngày. Càng sử dụng sớm, thời gian điều trị bệnh càng được rút ngắn.

Tuy nhiên, đây là thuốc hỗ trợ điều trị chứ không phải thuốc đặc trị bệnh cúm A. Nó cũng chỉ phù hợp khi cúm A không có biến chứng. Nếu có biến chứng, bệnh nhân cần kết hợp điều trị với các loại thuốc khác do bác sĩ chỉ định.

cum-a-uong-thuoc-gi-4.jpg
Cúm A uống thuốc gì cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần lưu ý, không tự ý dùng kết hợp nhiều loại thuốc. Vì thành phần của nhiều loại thuốc có chứa paracetamol. Dùng kết hợp nhiều thuốc vô tình làm tăng liều dùng, có thể dẫn đến ngộ độc paracetamol và ngộ độc gan. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã biết cúm A uống thuốc gì và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cúm ADịch cúm