Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Ngày 27/09/2023
Kích thước chữ

Vì có nhiều dấu hiệu giống với bệnh cảm lạnh thông thường, nên không ít người chỉ khi bệnh trở nặng mới phát hiện mình bị cúm A. Vậy thì cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A là một bệnh lý gây ra nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là chuyển từ mùa thu sang mùa đông. Các triệu chứng của bệnh cúm A rất dễ bị nhầm lẫn qua bệnh cảm lạnh, do đó người bệnh dễ có tâm lý chủ quản. Vậy cúm A có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, nếu không điều trị bệnh sớm, cúm A dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Cúm A là như thế nào?

Cúm A còn được gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các loại virus cúm A gây ra. Các chủng virus cúm A phổ biến như A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Đặc biệt, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường tồn tại trong gia cầm và có khả năng lây lan sang con người, từ đó dẫn đến dịch bệnh.

Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa, dễ gây ra đại dịch do khả năng biến đổi và chia thành các chủng virus mới từ mùa này sang mùa khác. Bởi vậy, bạn nên tiêm nhắc lại vắc-xin phòng cúm A mỗi năm để đảm bảo hiệu quả trong việc chống lại các chủng mới.

Dấu hiệu nhận biết và con đường lây nhiễm của cúm A

Triệu chứng của cúm A thường xuất hiện đột ngột và rất dễ nhận biết, bao gồm: 

Trong một vài trường hợp, các dấu hiệu này sẽ tự giảm đi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh kéo dài trong nhiều ngày mà không cải thiện, thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng.

Cúm A là gì? Cúm A có nguy hiểm không 1
Triệu chứng của cúm A bao gồm ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi

Ở những trường hợp nặng hơn, cúm A sẽ làm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, ho khan, sốt cao gây co giật, tắc ngực, viêm phổi và thậm chí làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch. Có thể bạn sẽ khó phân biệt giữa sốt do cúm A và sốt do nhiễm virus khác, nhưng sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Lúc này, các giọt bắn kèm theo virus sẽ tiếp cận người khác và lây truyền bệnh khi đối phương hít phải hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus.

Ngoài ra, bạn có thể bị nhiễm cúm A khi sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh như ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,... hoặc vô tình tiếp xúc với các vật dụng trong nhà, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các động vật nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh. Đặc biệt, những nơi tập trung đông người như trường học, công viên, địa điểm làm việc,... cũng là môi trường thuận lợi cho virus lan truyền nhanh chóng.

Đối tượng nào dễ bị bệnh cúm A?

Tuy rằng cúm A là một bệnh truyền nhiễm mà ai cũng có thể mắc phải, nhưng một vài những đối tượng sẽ thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn. Những người này phải đặc biệt cẩn trọng để bảo vệ sức đề kháng của mình, từ đó ngăn ngừa bệnh lây lan nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm người được khuyến cáo là dễ bị mắc cúm A:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Trong nhóm này, trẻ em dưới 2 tuổi là có nguy cơ nhiễm cúm A cao nhất. Bởi vì, ở độ tuổi này, hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, virus cúm A rất dễ tấn công và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Người lớn trên 65 tuổi: Tương tự như trẻ nhỏ, người cao tuổi cũng có hệ miễn dịch yếu kém. Vì thế, nguy cơ nhiễm cúm A và phát triển các biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn bình thường.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, suy gan và suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị cúm A.
  • Phụ nữ mang thai: Đặc biệt là trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn trọng. Cúm A có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức và rối loạn thần kinh: Những người này thường có hệ miễn dịch yếu kém và không thể tự nhận biết được triệu chứng cúm A.
Cúm A là gì? Cúm A có nguy hiểm không 2
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, người mắc bệnh mãn tính,... là các đối tượng dễ nhiễm cúm A

Nhằm bảo vệ sức kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh cúm A, nhóm người kể trên nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết, và hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng cúm.

Cúm A có nguy hiểm không?

Với sự lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người, hoặc từ động vật sang người, vậy dịch cúm A có nguy hiểm không? Tuy rằng đa phần các trường hợp bị nhiễm cúm A thường diến biến khá nhẹ, tuy nhiên cũng sẽ có những tình huống đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là gây ra tử vong. 

Cúm A sẽ gây ra biến chứng điển hình như viêm phổi. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở các nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như trẻ em, người trên 65 tuổi, hay người có bệnh mãn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,...

Ngoài ra, cúm A còn có khả năng gây viêm nhiễm nội tiết như: Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng khác như: Sốt cao, khó thở, phù phổi, tím tái. 

Cúm A là gì? Cúm A có nguy hiểm không 3
Cúm A có nguy hiểm không? Cúm A tiến triển nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy tim, suy thận, khó thở,...

Đối với phụ nữ mang thai, mắc cúm A sẽ dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi và sảy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng. Đây là trường hợp có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh cúm A là tiêm phòng và chú ý đến tình trạng sức khỏe.

Cần nên làm gì khi có dấu hiệu cúm A?

Nếu bản thân xuất hiện các dấu hiệu cúm A thông thường, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây để giúp ngăn ngừa biến chứng và hạn chế lây lan:

  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, sau đó, rửa sạch tay và vứt bỏ khăn giấy một cách an toàn.
  • Tránh đưa tay chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Làm sạch bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào để ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bề mặt có virus sang cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai khác.
  • Giữ các thói quen tốt cho sức khỏe bao gồm ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất.

Vậy cúm A có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa về đường hô hấp, cúm A là một bệnh lây truyền dễ dàng khi tiếp xúc với những người nhiễm bệnh, hoặc giọt nước bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Để bảo vệ sức khỏe của mình, đồng thời ngăn chặn sự lây truyền dịch cúm, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Xem thêm: Người từng bị cúm A rồi có bị lại không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin