Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian ủ bệnh cúm A thường sẽ kéo dài bao lâu? Cần làm gì khi đã bị nhiễm virus cúm A? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua những nội dung được nhắc đến trong bài viết này.
Cúm A là một căn bệnh về đường hô hấp có diễn biến khá phức tạp khi không kịp thời điều trị sớm. Bên cạnh đó, cơ chế lây truyền của virus cúm A cũng rất dễ dàng, thường thông qua các hoạt động hàng ngày mà chúng ta không chú ý nhiều đến. Bởi thế, bệnh rất dễ lây truyền từ người này sang người khác, dẫn đến dịch trong cộng đồng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm và thời gian u bệnh cúm A là bao lâu.
Cúm A là một loại bệnh do virus cúm A gây ra, được phát hiện lần đầu vào năm 2009. Loại virus này có khả năng phát triển nhanh chóng và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người khi không được điều trị kịp thời.
Virus cúm A lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác tương tự như cúm thường. Người nhiễm bệnh có thể truyền virus ra ngoài không khí, hoặc cho người khác khi hắt hơi, ho, cười lớn hoặc đơn giản là khi nói chuyện.
Bên cạnh đó, virus cúm A còn có khả năng tồn tại lâu trên bề mặt nhiều vật dụng. Chúng ta có thể bị nhiễm bệnh khi chạm tay vào các bề mặt này, sau đó tiếp xúc lên mắt, mũi hoặc miệng. Việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh cũng sẽ dẫn đến lây truyền cúm A.
Khi mắc cúm A nhưng không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, viêm phế quản và suy đa tạng,... từ đó ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe.
Đặc biệt, đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu kém là những đối tượng dễ bị tổn thương nặng nề bởi cúm A. Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên toàn thế giới có từ 250.000 đến 500.000 trường hợp tử vong do cúm A gây ra.
Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt, bạn nên xác định được thời gian bắt đầu nhiễm virus cúm A. Vậy thì thời gian ủ bệnh của cúm A là bao lâu? Cúm A là một bệnh lý không tuân theo một mốc thời gian cụ thể về thời gian ủ bệnh, bởi lẽ nó phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Thời gian ủ bệnh cúm A có thể biến đổi từ nhanh đến chậm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, thời gian ủ bệnh của cúm A trung bình sẽ dao động từ 1 đến 3 ngày.
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng họ vẫn có khả năng truyền nhiễm virus cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, sau khi tiếp xúc với nguồn lây truyền, việc tự cách ly và theo dõi tình trạng sức khỏe kỹ lưỡng là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh, đồng thời đảm bảo quá trình điều trị kịp thời.
Khác với cảm lạnh thông thường, cúm A sẽ xuất hiện các triệu chứng đột ngột như: Sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác ớn lạnh, và nhức mỏi toàn thân. Ở trẻ nhỏ, bé có thể bỏ ăn, quấy khóc, hoặc ngủ không sâu.
Mặc dù một số trường hợp bị cúm A có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt, nhưng nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không có sự cải thiện, thì việc đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nhất là những người thuộc nhóm có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, và phụ nữ mang thai, bệnh lý mãn tính,...
Khi bị bệnh cúm A, người bệnh nên tuân theo theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ chính mình và người thân xung quanh. Dưới đây là các bước cần thiết mà bạn nên tham khảo:
Bệnh nhân cần tự cách ly trong phòng riêng ít nhất là 7 ngày. Trong thời gian này, người bệnh nên tập trung vào việc nghỉ ngơi và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng hạn chế tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều càng tốt. Nếu phải ra ngoài thì cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với các vật dụng chung.
Đồ dùng cá nhân của người bệnh chính là một nguồn lây truyền virus cúm A rất nhanh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng vật dụng cá nhân của bệnh nhân được giữ sạch sẽ và xử lý đúng cách. Sử dụng hóa chất chuyên dụng để lau chùi và diệt khuẩn vật dụng người bệnh đã tiếp xúc. Dụng cụ ăn uống của người bệnh cần được rửa và khử trùng bằng nước sôi sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo an toàn.
Do cúm A có khả năng lây truyền nhanh chóng, người thân nên hiểu cách chăm sóc và phòng tránh để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, người già, trẻ em, và phụ nữ mang thai là những người có nguy cơ cao, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh và thực hiện việc rửa tay thường xuyên sau mỗi tiếp xúc hoặc chạm vào vật dụng cá nhân của người bệnh. Tăng cường dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn và kháng lại sự phát triển của bệnh.
Tuân thủ các hướng dẫn này không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của cúm A trong cộng đồng. Sau khi đã nắm bắt được thời gian ủ bệnh cúm A, việc chủ động theo dõi và điều trị sớm khi có triệu chứng sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả với bệnh, đồng thời giảm nguy cơ lây truyền cho người khác.
Xem thêm: Phân biệt cúm A và cúm thường khác
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.