Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau cẳng chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 21/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau cẳng chân hay đau nhức ống chân là hiện tượng thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là vận động viên chạy bộ, người có tần suất lao động thường xuyên. Nguy cơ gây bệnh có thể giảm thiểu khi tăng cường nghỉ ngơi, giảm vận động, điều chỉnh chế độ ăn uống.

Tình trạng đau cẳng chân nhẹ có thể giảm khi người bệnh có biện pháp hỗ trợ chăm sóc tại nhà tốt, uống thuốc đúng giờ, đúng liều,… Để biết thêm thông tin về bệnh đau cẳng chân, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Thế nào là bệnh đau cẳng chân?

Trước khi đi sâu hơn về đau cẳng chân, bạn cũng cần hiểu rõ đau cẳng chân là gì. Đau cẳng chân, đau xương cẳng chân, hội chứng căng xương chày, đau ống đồng,… đều là thuật ngữ chung chỉ tình trạng cẳng chân bị đau nhức khó chịu, căng cứng. Người bệnh có thể bị đau ở mặt dưới hoặc mặt trên của cẳng chân do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể xuất phát do cơ bắp, gân, xương, mô,… bị đau, tổn thương.

Đau cẳng chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1
Đau cẳng chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Biểu hiện của bệnh khi ở thể viêm nhẹ có thể làm cơ bị mềm, yếu hơn, ngược lại, đau cẳng chân nặng gây căng cứng cơ, rạn xương nhẹ hoặc thậm chí dẫn đến gãy xương cẳng chân. Đây cũng là biến chứng khá nặng khi bị đau cẳng chân, gây ra bởi chấn thương trong sinh hoạt, chấn thương khi chơi thể thao,…

Người bị đau cẳng chân có thể đau nhức kéo dài hoặc các cơn đau xuất hiện đột ngột, thời gian đau ngắn tùy vào mức độ nghiêm trọng của đau cẳng chân. Bất kể mức độ đau cẳng chân nào cũng cần thăm khám, chữa trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc giảm đau, các bài thuốc dân gian tại nhà.

Triệu chứng thường gặp khi bị đau cẳng chân

Biểu hiện khi bị đau cẳng chân có thể là đau âm ỉ hoặc các cơn đau nhói khó chịu. Cảm giác đau thường chạy dọc cẳng chân, đôi khi lan lên đến đùi, cơ bàn chân và cản trở việc đi lại, vận động hàng ngày. Người bị đau cẳng chân có thể thấy căng đau cẳng chân hoặc sưng nhẹ. Các biểu hiện đau cẳng chân đôi khi bị nhầm lẫn với hiện tượng đau ống đồng.

Ban đầu, các cơn đau do chứng đau cẳng chân sẽ khiến bạn ngừng các hoạt động đang làm. Đôi khi là dừng chạy bộ, luyện tập thể dục do cơn đau bất chợt. Trong một số trường hợp, đau cẳng chân vẫn có thể tiếp diễn ngay cả khi ngừng vận động, kéo dài 30 – 60 phút hoặc thậm chí lâu hơn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cảm giác đau có thể nặng hơn khi chạm vào hoặc khi vận động mạnh, hoạt động nhiều, liên tục. Người bị đau cẳng chân có thể đi kèm một số biểu hiện khác và khi gặp bác sĩ, bạn nên trao đổi những triệu chứng này với bác sĩ để được hỗ trợ, tăng tính chính xác khi chẩn đoán và hiệu quả điều trị.

Theo chia sẻ từ chuyên gia, tình trạng đau cẳng chân cần đến sự can thiệp y tế khi biểu hiện đau không thuyên giảm, cơn đau ngày một nhiều hơn, nặng hơn và kéo dài hơn. Ngoài ra, nếu xuất hiện các biểu hiện sau, người bệnh cũng cần đến bệnh viện:

  • Đau nhức khó chịu nhiều ở vùng ống chân, nhất là sau khi bị chấn thương, té ngã, tai nạn, làm việc, vận động sai tư thế,…
  • Xương chày của người bệnh bị viêm, nóng đỏ bất thường.
  • Đau nhức cẳng chân ngay cả khi đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc chạm vào thấy đau nhiều hơn.
Đau cẳng chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2
Đau cẳng chân gây hạn chế vận động

Khi đang chữa trị đau cẳng chân, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ không thấy hiệu quả hoặc gặp phải tình trạng như sau, bạn cũng nên phản hồi sớm với bác sĩ điều trị để có phương pháp xử lý:

  • Chườm nóng, chườm lạnh chữa đau cẳng chân không có tác dụng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn không phát huy tốt hiệu quả.
  • Chỗ sưng do đau cẳng chân ngày một sưng to hơn, không thuyên giảm theo thời gian.

Nguyên nhân dẫn đến đau cẳng chân

Điều đầu tiên bạn cần biết để tăng hiệu quả, tốc độ điều trị đau cẳng chân là tìm được nguyên nhân gây bệnh. Các tác nhân chính dẫn đến đau cẳng chân có thể là do vận động cơ chân quá mức, căng gân gót chân, yếu cơ cổ chân, hội chứng bàn chân bẹt hoặc bàn chân vòm.

Đột ngột vận động mạnh, tăng tần suất vận động đột ngột cũng có thể dẫn đến đau cẳng chân. Đa phần các ca bị đau cẳng chân do chấn thương, số ít còn lại là do bệnh lý xương khớp gây nguy cơ đau cẳng chân cao hơn thông thường. Đối tượng thường bị đau cẳng chân hơn cả là người hay chạy bộ, tập thể dục, chơi thể thao, vận động viên điền kinh, người mới bắt đầu tập chạy, người vận động nặng, vũ công,…

Một số yếu tố tăng khả năng bị đau cẳng chân bao gồm:

  • Đặc thù nghề nghiệp: Như đã nói ở trên, tình trạng đau cẳng chân thường xảy ra ở người có đặc điểm nghề nghiệp lao động nặng, vận động thường xuyên, vận động viên điền kinh, người mới theo đuổi chu trình tập luyện.
  • Địa hình, môi trường tập luyện: Chơi thể thao, tập thể dục trên nền dấy cứng, bắt đầu và dừng các động tác một cách đột ngột,… là những yếu tố tăng khả năng bị đau cẳng chân. Chạy bộ xuống dốc quá nhanh, không đúng tư thế,… cũng có thể làm bạn bị đau cẳng chân.
  • Chương trình huấn luyện đặc thù như huấn luyện quân sự,…
  • Người bị dị tật ở chân, điển hình như bàn chân bẹt hoặc bàn chân vòm.

Chẩn đoán và điều trị chứng đau cẳng chân

Nếu rơi vào trường hợp bị đau cẳng chân cần gặp bác sĩ, bạn cần thực hiện các cách chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng tổn thương ở cẳng chân bao gồm chẩn đoán lâm sàng dựa trên chế độ sinh hoạt, tập luyện của người bệnh. Những trường hợp bị đau cẳng chân nặng có khả năng cần phải thực hiện chụp X quang, xạ hình xương, chụp MRI,… để xác định vấn đề cụ thể ở xương cẳng chân.

Điều trị đau cẳng chân nên thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc uống, thuốc bôi kết hợp với các biện pháp chữa trị tại nhà bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động cẳng chân quá nhiều trong giai đoạn điều trị đau cẳng chân.
  • Chườm đá, chườm nóng để giảm đau và hỗ trợ vận động.
  • Có thể kết hợp tập luyện nhẹ nhàng, vật lý trị liệu thích hợp để phục hồi chức năng cơ, xương cẳng chân.
  • Mát xa, xoa bóp nhằm hạn chế cơn đau cẳng chân, tăng tuần hoàn máu trong thời gian nghỉ ngơi.
  • Bài tập căng cơ chân và tăng sức mạnh chân có thể được áp dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ.
Đau cẳng chân: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3
Xoa bóp, mát xa giúp giảm đau cẳng chân

Nhìn chung, đau cẳng chân là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Để phòng tránh bị đau cẳng chân bạn nên khởi động kĩ trước khi tập thể dục thể thao, chạy bộ cần lưu ý đến tư thế và cách chạy, chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ,…

Xem thêm: Nguyên nhân đau cẳng chân khi chạy bộ và cách khắc phục

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm