Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt phát ban là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm não,… Vậy dấu hiệu sốt phát ban là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài sau nhé.
Sốt phát ban thường được chia làm 2 dạng là sốt ban đỏ và sốt ban đào. Cả hai dạng này đều có những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh tương tự nhau. Vì thế cha mẹ cần nắm rõ để tránh những rủi ro cho con của mình.
Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh lý gây ra bởi virus, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Trong độ tuổi này, trẻ em thường có sức đề kháng rất yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy mà dễ bị virus tấn công.
Các loại virus gây ra sốt phát ban ở trẻ em có thể lây lan nhanh chóng giữa người sang người thông qua việc tiếp xúc cơ thể hay tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, thậm chí là giọt bắn chứa virus gây bệnh khi người bệnh ho, sổ mũi, hắt hơi. Vì vậy, nếu cho trẻ đi đến ở những nơi đông đúc, tiếp xúc với nhiều người hay nhiều trẻ em khác như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, quán cà phê,... sẽ khiến trẻ gặp nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Theo các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây ra sốt phát ban ở trẻ em phần lớn là do nhiễm virus (chiếm từ 70 - 80%), trong đó gồm các loại virus phổ biến như:
Theo một số thống kê, phần lớn các trẻ mắc sốt phát ban là do sự xâm nhập của một trong hai chủng virus human herpes 6 và virus human herpes 7. Đây được xem là 2 loại virus có khả năng lây truyền nhanh chóng giữa người với người thông qua tiếp xúc cơ thể hay các vật dụng cá nhân của người bệnh. Đặc biệt, đa số các trẻ nhiễm virus herpes 6 và herpes 7 là ở trường hoặc nhà trẻ.
Sau khi virus sởi đi vào cơ thể, trẻ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu của sốt và giảm nhẹ khi có sự xuất hiện của những vết ban. Những nốt ban đỏ do virus sởi gây ra khi sờ vào sẽ có cảm giác sần, khởi phát từ tai sau đó lan rộng ra mặt và xuống dần theo phần dưới của cơ thể. Đồng thời, khi trẻ bị sốt phát ban còn có thể đi kèm các dấu hiệu như đỏ mắt, ho, chảy nước mũi và nước mắt thường xuyên,... Sau khi những nốt ban này mất đi, vùng da đó sẽ xuất hiện tình trạng thâm, nhìn giống như vằn hổ trên người trẻ.
Sẽ có một số trường hợp trẻ bị sốt phát ban do virus rubella xâm nhập vào cơ thể. Sốt khi bị virus này tấn công thường sẽ kéo dài trong 3 ngày, sau đó các vết ban bắt đầu xuất hiện từ mặt rồi lan dần xuống chân. Những nốt ban này thường có màu nhạt và dày đặc hơn các loại ban khác nên còn được gọi là sốt ban đào. Ngoài sốt và phát ban, trẻ có thể sẽ mắc phải các dấu hiệu sốt phát ban khác như nổi hạch cổ, hạch tai, đau khớp, đau cơ,...
Ngoài khả năng nhiễm bệnh do các nguyên nhân trên, trẻ còn có thể bị sốt phát ban do bị nhiễm khuẩn bởi các vết cắn của những loại côn trùng nhỏ như bọ chét, chấy, rận,... Những loại côn trùng này thường ký sinh trên các loài động vật như chó, mèo hay các vật nuôi trong nhà khác. Vết cắn ban đầu sẽ gây ngứa, dẫn đến trẻ sẽ có xu hướng gãi nhiều ở vùng này gây ra vết thương hở trên bề mặt da. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây sốt phát ban xâm nhập vào máu. Một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm bệnh kể cả khi không gãi vào vết thương.
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, thời gian trẻ bị sốt phát ban sẽ dao động trong khoảng từ 1 - 2 tuần. Các dấu hiệu sốt phát ban có thể sẽ không xuất hiện rõ ràng. Nhưng nhìn chung sẽ có một số biểu hiện sau:
Khi trẻ có dấu hiệu sốt phát ban nhẹ thì sẽ được xem là lành tính và dễ điều trị. Tuy vậy, đối với một số trường hợp chủ quan và không điều trị bệnh sớm, đúng cách thì vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Khi trẻ bị sốt phát ban, phụ huynh có thể tham khảo một số hướng chăm sóc như sau:
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lau người cho trẻ bằng nước ấm để giúp hạn chế những biến chứng khi bị sốt cao như co giật.
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống các loại thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi trẻ gặp triệu chứng ho. Đồng thời, nên thông mũi cho trẻ với nước muối loãng hay nước muối sinh lý và khăn giấy mềm, giúp trẻ dễ chịu và dễ ăn uống, dễ bú sữa mẹ hơn.
Khi trẻ sốt phát ban, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả, súp hoặc bù nước bằng oresol. Điều này cũng giúp bổ sung thêm vitamin cho cơ thể trẻ, tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ khi gặp bệnh lý này. Hy vọng đã giúp cha mẹ nắm thêm thông tin để chăm sóc trẻ tốt hơn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt phát ban thì các bậc phụ huynh cần tuân thủ lịch tái khám của trẻ theo lịch hẹn từ bác sĩ để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.