Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau lưng bên trái là triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị đau lưng bên trái do bệnh lý thì có nguy cơ bị biến chứng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng đau lưng bên trái khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và vận động khó khăn chưa? Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, vài tuần gây cản trở đến sinh hoạt của người bệnh. Đây có phải là một dấu hiệu một căn bệnh nguy hiểm? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài dưới đây nhé.
Đau lưng bên trái là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý của người bệnh. Đau lưng bắt nguồn từ nhiều cơ quan nội tạng hoặc các bệnh lý về cột sống, cụ thể:
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, một khi bị tổn thương sẽ gây ra cảm giác đau nhói, đau âm ỉ đến dữ dội. Đặc điểm của đau dây thần kinh tọa là chỉ gây ra triệu chứng đau lưng bên phải hoặc bên trái.
Bệnh phát triển do phần đĩa đệm chứa nhân nhầy bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, làm rò rỉ dịch và gây chèn ép lên hệ thống rễ thần kinh. Vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm thường gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu khi đi lại.
Có thể do quá trình thoái hóa tự nhiên, tuổi già, di truyền bẩm sinh hoặc do tai nạn, chấn thương, bệnh làm cho các đốt sống oxy hóa, mòn dần và tạo ma sát với các rễ thần kinh.
Một số bệnh liên quan đến thận như suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận,… cũng gây đau lưng bên trái. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tiểu nhiều hơn, mệt mỏi và đau đi từ bụng xuống cơ quan sinh dục.
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau lưng bên trái kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Khi các gai xương cột sống hình thành, chúng nhô ra ngoài, gây ra hiện tượng cọ xát vào nhau, gây đau lưng bên trái hoặc bên phải.
Đặc điểm của bệnh là cơn đau đi kèm với hiện tượng co cứng cột sống, nhất là về đêm khi người bệnh nằm. Không chỉ gây đau lưng bên trái mà còn gây tê mỏi lưng, sau đó lan dần xuống mông, đùi, bàn chân.
Bên cạnh những nguyên nhân đau lưng bên trái kể trên, còn có một số yếu tố khác như chế độ làm việc, sinh hoạt, mang vác nặng, vận động quá sức, sai tư thế, béo phì, thừa cân hoặc do tai nạn,...
Đối với tình trạng đau lưng bên trái, nhiều người có xu hướng sử dụng các phương pháp thông thường như nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, chườm nóng, lạnh như sau:
Nếu bệnh nhân đã được chăm sóc tại nhà nhưng vẫn không có kết quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa:
Sử dụng thuốc: Thuốc giãn cơ như Baclofen và Chlorzoxazone được sử dụng để giảm căng và co thắt cơ. Các loại thuốc Fentanyl và Hydrocodone đôi khi được kê đơn để điều trị cơn đau ngắn hạn đối với chứng đau thắt lưng bên trái nghiêm trọng.
Vật lý trị liệu: Phương pháp này tăng sức mạnh cho các cơ của vùng lưng, giúp cân bằng cơ xương bằng các bài tập phục hồi chức năng, liệu pháp sóng xung kích, liệu pháp nhiệt hoặc nước, ánh sáng,... Để đạt hiệu quả phục hồi tốt, người bệnh nên đến khám tại phòng khám uy tín được các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập, hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại.
Phẫu thuật: Đây là biện pháp cuối cùng đối với những cơn đau dữ dội không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị trên trong 6 đến 12 tuần nhằm mục đích giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống bị ảnh hưởng.
Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp lưng linh hoạt và giảm đau. Ban đầu, người bệnh nên vận động trong thời gian ngắn và sử dụng các bài tập chữa đau lưng cường độ nhẹ. Sau đó, bệnh nhân có thể tăng dần cường độ và thời gian của các bài tập trong giai đoạn luyện tập.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng đau lưng bên trái và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh khi thấy những cơn đau bất thường thì đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể và điều trị hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.