Hiện nay, số lượng người bị đau vùng xương chậu mãn tính ngày càng gia tăng, đặc biệt là phụ nữ. Đau vùng chậu thường âm ỉ và đôi khi đau nhói ở vùng bụng dưới. Mặc dù đã có nhiều người mắc bệnh nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu đau vùng xương chậu mãn tính qua bài viết dưới đây.
Đau vùng xương chậu mãn tính có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội hoặc nhẹ hơn nhưng kéo dài trong vài tháng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây đau vùng chậu và được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đau vùng xương chậu mãn tính là gì?
Đau vùng chậu mãn tính là tình trạng đau ở vùng dưới rốn và giữa hai hông, có thể kéo dài nhiều tháng. Cơn đau khác nhau ở mỗi người. Trong một số trường hợp, cơn đau nghiêm trọng gây cản trở sinh hoạt hằng ngày và làm việc. Đau vùng chậu mãn tính do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể khó chẩn đoán nếu đó là triệu chứng của một bệnh khác.
Nếu đau vùng chậu mãn tính là một tình trạng bệnh lý, chỉ cần điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này là có thể làm giảm đau vùng xương chậu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Vì vậy, mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng đau.
Triệu chứng thường gặp khi đau vùng xương chậu mãn tính
Các triệu chứng thường gặp khi đau vùng xương chậu mãn tính gồm:
Dịch tiết âm đạo có màu, kết cấu hoặc mùi bất thường.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu gặp một số triệu chứng trên bạn hãy đi khám bác sĩ.
Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu mãn tính
Đau vùng xương chậu mãn tính là một căn bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi nguyên nhân xuất phát do rối loạn. Một số nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính gồm:
Lạc quan nội mạc tử cung: Đây là tình trạng mô của lớp lót niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Những tế bào mô này phản ứng với chu kỳ kinh nguyệt, giống như niêm mạc tử cung dày lên, vỡ ra và chảy máu mỗi tháng khi nồng độ hormone tăng hoặc giảm. Vì tình trạng này xảy ra bên ngoài tử cung nên mô và máu không thể thoát ra khỏi cơ thể qua âm đạo mà bị giữ lại trong bụng, gây ra u nang và mô sẹo.
Căng cơ ở xương chậu, co thắt hoặc căng cơ sàn chậu có thể gây đau vùng chậu.
Bệnh viêm vùng chậu mãn tính: Tình trạng viêm lâu dài có thể gây nhiễm trùng và thường lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể để lại sẹo ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu.
Buồng trứng còn sót lại: Sau khi cắt bỏ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng vô tình vẫn còn bên trong và hình thành các u nang gây đau đớn.
U xơ tử cung: Tình trạng này có thể gây ra áp lực hoặc cảm giác nặng nề ở vùng bụng dưới. U xơ tử cung hiếm khi gây đau trừ khi thiếu máu cung cấp và thoái hóa dần dần.
Hội chứng ruột kích thích: Các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích bao gồm đầy hơi, táo bón, tiêu chảy có thể gây đau vùng chậu.
Hội chứng viêm bàng quang kẽ: Tình trạng này có liên quan đến tình trạng đau tái phát ở bàng quang và thường xuyên phải đi tiểu. Bạn có thể bị đau vùng chậu như khi đầy bàng quang, tình trạng này có thể cải thiện tạm thời sau khi làm trống bàng quang.
Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Một số bác sĩ cho rằng chứng giãn tĩnh mạch quanh tử cung và buồng trứng có thể gây đau vùng chậu.
Yếu tố tâm lý: Trầm cảm, căng thẳng mãn tính và tiền sử lạm dụng tình dục hoặc thể chất có thể làm tăng nguy cơ đau vùng chậu mãn tính. Cảm xúc buồn bã làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn và bản thân cơn đau mãn tính cũng góp phần tạo ra cảm giác buồn bã. Hai yếu tố này thường đi kèm với nhau.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau vùng xương chậu mãn tính:
Tiền sử bệnh viêm vùng chậu.
Bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục. Khoảng một nửa số phụ nữ bị đau vùng chậu từng bị bạo lực về thể chất hoặc tình dục.
Tiền sử xạ trị hoặc phẫu thuật vùng bụng hoặc xương chậu.
Trầm cảm, cơn đau và trầm cảm dường như có mối liên hệ với nhau.
Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
Cấu trúc của cơ quan sinh dục bất thường.
Mang thai và sinh nở gây áp lực lên lưng và xương chậu như em bé quá lớn, chuyển dạ khó khăn và phải sử dụng kẹp hoặc dụng cụ hút trong khi sinh.
Cách chẩn đoán và điều trị đau vùng xương chậu mãn tính
Chẩn đoán
Phương pháp điều trị đau vùng xương chậu mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì vậy, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Một số xét nghiệm thường được chỉ định như để chẩn đoán đau vùng xương chậu mãn tính như là:
Khám vùng chậu: Điều này liên quan đến việc tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, sự phát triển bất thường hoặc căng thẳng ở vùng xương chậu.
Siêu âm: Phương pháp này phản ánh hình ảnh chính xác của cấu trúc vùng chậu. Siêu âm đặc biệt hiệu quả trong việc chẩn đoán khối u hoặc u nang bên trong vùng xương chậu như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc các cơ quan khác.
Các xét nghiệm hình ảnh khác: Chụp X-quang bụng, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp MRI để phát hiện các cấu trúc hoặc khối u bất thường.
Nội soi ổ bụng: Thủ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc các bất thường khác ở các cơ quan vùng chậu.
Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các bệnh nhiễm trùng như lậu hoặc Chlamydia. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể kiểm tra công thức máu và phân tích nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.
Điều trị
Các phương pháp được sử dụng để điều trị đau vùng xương chậu mãn tính bao gồm:
Sử dụng thuốc giảm đau.
Các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, kích thích tủy sống, tiêm vào điểm kích thích, trị liệu tâm lý.
Phẫu thuật.
Phục hồi chức năng.
Châm cứu.
Bạn sẽ có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu thực hiện các biện pháp sau:
Quan hệ tình dục an toàn, thực hiện xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tránh vệ sinh, thụt rửa sâu vào âm đạo.
Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.
Trên đây là những thông tin mà người bệnh cần biết đi đau vùng xương chậu mãn tính. Theo dõi triệu chứng và phát hiện kịp thời để tìm ra nguyên nhân và cách tốt nhất để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.