Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Đau xương cụt khi mang thai: Những điều mẹ bầu nào cũng nên biết

Ngày 12/05/2023
Kích thước chữ

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng có thể gặp phải ở nhiều mẹ bầu. Nó thường gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bà bầu. Tuy nhiên, vẫn có những cách khắc phục hiệu quả bằng một số bài tập và mẹo nhỏ.

Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ đau xương cụt khi mang thai có thể khác nhau. Đặc biệt, triệu chứng này thường xuất hiện vào giai đoạn tháng thứ 2 của thai kỳ hoặc những tháng cuối. Mặc dù không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng đau xương cụt có thể gây ra nhiều khó chịu. Vậy có cách thức nào để khắc phục tình trạng này hay không?

Thế nào là đau xương cụt khi mang thai?

Đau xương cụt khi mang thai là hiện tượng mà mẹ bầu cảm thấy nhói hoặc đau nhức ở vùng hông hoặc mông. Điểm đặc trưng là cơn đau có khả năng lan xuống cả vùng háng, 2 bắp chân, đầu gối và mắt cá chân. Cảm giác đau thường sẽ bắt nguồn từ một điểm rồi dần dần lan rộng ra xung quanh.

Về cơ bản, đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường. Bởi nó cho thấy sự phát triển của thai nhi trong bụng người mẹ, khiến gia tăng áp lực lên các chi dưới dẫn đến xuất hiện các cơn đau. Những cơn đau nhức này có thể tăng dần tần số và mức độ vào thời điểm gần đến ngày sinh. Trong một số trường hợp, mẹ vẫn còn cảm thấy đau xương cụt sau khi sinh.

Đôi khi, đau xương cụt khiến nhiều mẹ nhầm lẫn với đau hông. Cần lưu ý là, xương cụt được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông, nằm ở vị trí giữa xương sống và xương hông. 

Đau xương cụt khi mang thai: Những điều mẹ bầu nào cũng nên biết 1
Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ

Nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai là gì?

Đau xương cụt khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau, cụ thể như sau:

Thay đổi hormone trong thai kỳ

Khi mang thai 3 tháng đầu tiên, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone estrogen và relaxin. Cả 2 loại hormone này đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt. Vì thế, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận thấy những cơn đau khó chịu.

Sự phát triển của thai nhi

Ở vào những tháng cuối giai đoạn thai kỳ, phần đầu em bé thường sẽ chèn vào phần xương cụt của mẹ. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức xương khớp.

Những hoạt động đơn giản như đứng hay ngồi hoặc vận động mạnh hơn một chút là đi bộ hay đạp xe đều có thể gây đau đớn. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi làm bất cứ việc gì.

Đau xương cụt khi mang thai: Những điều mẹ bầu nào cũng nên biết 2
Thai nhi phát triển lớn là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau xương cụt

Căng cứng cơ

Căng cứng cơ do những tư thế vận động, sinh hoạt không hợp lý hoặc do việc đứng hay ngồi ở cùng một tư thế quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Vì thế thời điểm này mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động hợp lý hơn để đảm bảo an toàn và hạn chế tình trạng bị căng cơ.

Những bệnh lý khác trong thai kỳ

Một số triệu chứng khác thường gặp khi mang thai như táo bón, rối loạn tiêu hóa… cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến vùng xương cụt. Bên cạnh đó, các bệnh lý cơ xương khớp, rối loạn chức năng xương mu hay ung thư xương vùng chậu có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng xương cụt của mẹ bầu.

Triệu chứng nhận biết đau xương cụt khi mang thai

Những biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng đau xương cụt khi mang thai bao gồm:

  • Mẹ bầu bị đau liên tục ở hông hoặc lưng dưới.
  • Mức độ đau tăng dần ở khu vực gần cuối cột sống.
  • Cơn đau có thể trở nên nặng hơn vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Có thể đau thêm ở khu vực vùng giữa 2 chân hoặc đầu gối và đau ở xương mu.
  • Cơn đau tăng lên hoặc giảm đi khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
  • Cơn đau được kích hoạt ngay khi mẹ bầu đứng dậy, uốn người hoặc khi bắt đầu đi bộ.
  • Với những bà bầu bị táo bón, tình trạng đau có thể tồi tệ hơn nhiều.
 Đau xương cụt khi mang thai: Những điều mẹ bầu nào cũng nên biết 3
Bà bầu đau ở hông có thể là triệu chứng của đau xương cụt

Đau xương cụt ở mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn khi nào?

Tình trạng đau xương cụt khi mang thai có thể trở nên trầm trọng hơn so với mức bình thường, xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Mẹ bầu mắc phải hội chứng tăng khớp động (Hypermobility), hội chứng này làm cho các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó.
  • Đứng lâu hoặc ngồi lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài làm gia tăng áp lực lên xương cụt.
  • Mẹ bầu có tiền sử chấn thương xương cụt hoặc đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây.
  • Thừa cân, béo phì hoặc chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao trước khi mang thai.
  • Bất cứ loại nhiễm trùng nào cũng có thể tạo áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, khiến cơn đau gia tăng.

Bài tập và mẹo giúp giảm đau xương cụt cho mẹ bầu

Để giảm đi sự khó chịu của tình trạng đau xương cụt khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng theo một số cách thức sau:

Thực hiện các bài tập đơn giản

Một số bài tập đơn giản mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà cực đơn giản mà vô cùng hiệu quả:

  • Thực hiện bài tập Standing Pelvic Tilt: Đứng thẳng người, 2 chân ngang vai, gồng mông, sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần.
  • Thực hiện bài tập Torso Twist: Ngồi bắt chéo chân trên thảm, tay trái giữ chân phải. Đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn rồi xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này. Giữ tư thế trong vòng 5 giây rồi thực hiện tương tự như vậy với chân kia. Thực hiện động tác từ 10 - 15 lần.
Đau xương cụt khi mang thai: Những điều mẹ bầu nào cũng nên biết 4
Tập yoga có thể là cách giúp giảm đau xương cụt hiệu quả ở mẹ bầu

Ngoài ra, bạn có thể thử ngồi thiền, tập yoga hoặc bơi lội. Tuy nhiên, dù thực hiện bất cứ bài tập nào thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi luyện tập.

Một số mẹo giảm đau dễ thực hiện

Khi bị đau xương cụt, mẹ bầu nên áp dụng theo một vài hướng dẫn dưới đây:

  • Cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở cùng một vị trí và tránh vận động mạnh.
  • Dùng đai bụng bầu giúp hỗ trợ vùng bụng sẽ làm giảm áp lực lên xương cụt hiệu quả.
  • Bổ sung canxi vào bữa ăn hằng ngày để tăng độ dẻo dai, khỏe khoắn cho xương khớp.
  • Sử dụng túi chườm ấm để làm dịu cơn đau, sự tác động của nhiệt độ sẽ giúp nới lỏng các mô. Mẹ bầu cũng có thể cân nhắc đến việc ngâm bồn nước ấm nhưng cần chú ý không ngâm nước có nhiệt độ quá cao.
  • Hạn chế uốn người vì động tác này sẽ đẩy em bé về phía xương sống khiến cho cơn đau trở nên nặng nề hơn.
  • Không nên mang giày cao gót vì khi mang giày cao gót, trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên chân kéo theo những cơn đau vô cùng khó chịu.
  • Có thể đến các spa để được massage vùng xương cụt một cách chuyên nghiệp.
  • Khi ngủ bạn nên nằm nghiêng sang bên trái và sử dụng thêm một chiếc gối hình chữ U kẹp giữa hai đùi.
  • Tăng cường sức khỏe xương bằng cách bổ sung thêm canxi và các khoáng chất thiết yếu (nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ sản phẩm bổ sung nào).

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa gửi đến bạn tất cả các thông tin cần biết về tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho các mẹ bầu vượt qua những cơn đau một cách dễ dàng hơn và trải nghiệm khoảng thời gian mang thai trọn vẹn nhất. 

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.