Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Đau xương cụt

Đau xương cụt là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Đau xương cụt (Coccydynia) là tình trạng đau xảy ra ở xương cụt, một xương hình tam giác nhỏ nằm ở cuối cột sống. Đau xương cụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt và bạn có thể tự quản lý cơn đau tại nhà bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau xương cụt

Xương cụt là một xương nhỏ, hình tam giác, bao gồm ba đến năm đốt sống được hợp nhất lại, nằm ở cuối cột sống. Xương cụt giúp bạn thực hiện một số hoạt động quan trọng. Ví dụ như khi ngồi, xương cụt giúp ổn định và hỗ trợ cân nặng của bạn. Tại vùng này cũng có các gân, dây chằng và cơ, tuy nhiên thuật ngữ đau xương cụt là chỉ đau xảy ra tại xương cụt.

Đau xương cụt là tình trạng đau ở vùng xương cụt, một xương hình tam giác nhỏ nằm ở cuối cột sống. Có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt như bệnh lý, chấn thương.

Nguyên dẫn dẫn đến đau xương cụt có thể bao gồm từ chấn thương cơ xương khớp đến nhiễm trùng hay các khối u ác tính.

Hầu hết các trường hợp đau xương cụt sẽ khỏi trong vài tuần cho đến vài tháng cho dù có được điều trị hay không. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, cơn đau có thể trở thành mãn tính.

Triệu chứng đau xương cụt

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau xương cụt

Các triệu chứng của đau xương cụt có thể được mô tả như cảm giác đau âm ỉ, nhức hoặc cảm giác đau nhói ở vùng xương cụt (gần đỉnh mông). Cơn đau có thể xảy ra liên tục hầu hết thời gian và đôi khi có những cơn đau nhói kèm theo.

Cơn đau cũng có thể trở nên tồi tệ hơn với các hoạt động như:

  • Khi bạn đang ngồi;
  • Khi bạn ngồi xuống hoặc đứng lên;
  • Khi bạn cúi người về trước;
  • Khi bạn đi tiêu;
  • Khi quan hệ tình dục;
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Đau xương cụt khi ngồi xe máy cần phải làm gì?

Biến chứng có thể gặp khi mắc đau xương cụt

Đau xương cụt có thể cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn. Các biến chứng có thể gặp khi mắc đau xương cụt bao gồm:

  • Đau xương cụt mãn tính;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Rối loạn lo âu;
  • Trầm cảm.
Đau xương cụt là gì? Cách quản lý tình trạng đau xương cụt tại nhà 4
Đau xương cụt có thể dẫn đến rối loạn lo âu hay trầm cảm

Việc được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm đau và hạn chế cơn đau trở nên dai dẳng hoặc dẫn đến tàn phế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau xương cụt có thể gây khó chịu nhưng hầu hết nó không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có các tình trạng sau:

  • Đau xương cụt không tự khỏi sau vài tuần tự kiểm soát tại nhà;
  • Đau gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ của bạn;
  • Đau thêm một phần khác như bụng, hông hoặc lưng;
  • Đau kèm sốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi đau xương cụt kèm các triệu chứng sau:

  • Tê hoặc ngứa ở cánh tay, chân hoặc vùng háng;
  • Rối loạn tiêu tiểu như khó đi tiểu hoặc khó đi tiêu;
  • Thấy một khối u ở khu vực gần xương cụt.

Nguyên nhân đau xương cụt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt, bao gồm:

  • Chấn thương: Nếu bạn bị ngã, có thể dẫn đến bầm tím, gãy hoặc trật khớp xương cụt gây đau.
  • Các chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: Các môn thể thao như đạp xe, chèo thuyền đòi hỏi bạn phải nghiêng người qua lại liên tục. Các chuyển động lặp đi lặp lại này có thể làm căng các mô xung quanh xương cụt của bạn.
  • Mang thai hoặc sinh con: Trong ba tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormon làm mềm khu vực cùng cụt. Điều này giúp xương cụt của bạn linh hoạt hơn khi sinh, và là một quá tình tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, điều này làm kéo căng các cơ và dây chằng xung quanh xương cụt, gây căng thẳng và đau xương cụt.
  • Tăng cân: Việc tăng cân sẽ gây thêm áp lực cho xương cụt của bạn, làm xương cụt nghiêng về phía sau dẫn đến đau.
  • Ngồi lâu: Ngồi trong thời gian dài có thể gây áp lực quá mức lên xương cụt, đặc biệt nếu bạn ngồi trên bề mặt cứng.
  • Hình thái xương cụt bất thường: Tình trạng vẹo cột sống hoặc xương cụt bị uốn cong hoặc giãn quá mức cũng là một nguyên nhân gây đau xương cụt.
Đau xương cụt là gì? Cách quản lý tình trạng đau xương cụt tại nhà 5
Ngồi lâu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt

Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây đau xương cụt, việc loại trừ các nguyên nhân cơ bản nghiêm trọng hơn là cần thiết. Chẳng hạn như nhiễm trùng (bao gồm cả áp xe mô mềm và viêm tủy xương). Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, đau xương cụt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gần khu vực xương cụt hoặc ung thư di căn đến xương của bạn. Các bệnh ung thư có nhiều khả năng gây đau xương cụt bao gồm:

Đau xương cụt vô căn được xem là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là sau khi sàng lọc cẩn thận tất cả các nguyên nhân có thể xác định được.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Tailbone (coccyx) pain: https://www.nhs.uk/conditions/tailbone-coccyx-pain
  2. Tailbone Pain (Coccydynia): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10436-coccydynia-tailbone-pain
  3. Coccydynia: An Overview of the Anatomy, Etiology, and Treatment of Coccyx Pain: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3963058
  4. Tailbone Pain (Coccydynia): https://www.webmd.com/cancer/tailbone-pain-coccydynia
  5. Understanding and Treating Tailbone Pain: https://www.healthline.com/health/back-pain/tailbone-pain

Hỏi đáp (0 bình luận)