33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Nhiên
33 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiêm chủng, bao gồm 21 năm quản lý. Từng đảm nhiệm vị trí Bác sĩ Trưởng tại Trạm Y tế xã Phan, Tây Ninh trước khi giữ vai trò Bác sĩ Trưởng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Chứng dính liền khớp sọ sớm (Craniosynostosis) là một dị tật bẩm sinh, trong đó các xương sọ của trẻ sơ sinh gắn kết với nhau quá sớm. Điều này xảy ra trước khi não của trẻ phát triển hoàn toàn. Khi não của trẻ phát triển, hộp sọ có thể trở nên méo mó hơn.
Chứng dính liền khớp sọ sớm là tình trạng biến dạng hộp sọ bẩm sinh do dính một hay nhiều khớp sọ trong thời kỳ phôi thai.
Ở trẻ sơ sinh bình thường, các khoảng trống giữa các xương sọ được lấp đầy bởi chất liệu mềm dẻo và được gọi là khớp nối. Những khớp nối này cho phép hộp sọ phát triển khi não của trẻ phát triển.
Ở trẻ sơ sinh bị chứng dính liền khớp sọ sớm, các khớp nối đóng lại và các xương sọ liên kết với nhau quá sớm, phần đầu của trẻ sơ sinh sẽ ngừng phát triển chỉ ở phần đó của hộp sọ. Ở các phần khác của hộp sọ, các khớp nối chưa liên kết với nhau, đầu của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Khi đó hộp sọ sẽ có hình dạng bất thường. Đôi khi, nhiều hơn một khớp nối đóng lại quá sớm, não có thể không có đủ chỗ để phát triển đến kích thước thông thường. Dẫn đến tăng áp lực bên trong hộp sọ.
Chứng dính liền khớp sọ sớm là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở khoảng 1/2000 trẻ. Trong một số trường hợp, chứng dính liền khớp sọ có thể đi kèm với các dị tật khác.
Chứng dính liền khớp sọ thường có thể nhận thấy ngay khi sinh, rõ ràng hơn trong những tháng đầu đời của trẻ. Dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào số lượng khớp nối bị dính và thời điểm phát triển não mà sự dính xảy ra. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Các triệu chứng của dính liền khớp sọ sớm có thể giống với các bệnh lý khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Các dạng dính liền khớp sọ sớm bao gồm:
Nếu không được điều trị, chứng dính liền khớp sọ sớm có thể gây ra những hậu quả như:
Nếu trẻ có những tình trạng như hình dạng đầu bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời.
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như dị dạng hộp sọ, chậm phát triển, suy giảm nhận thức, co giật.
Hầu hết các trường hợp ở trẻ, nguyên nhân chính xác gây ra chứng dính liền khớp sọ sớm vẫn chưa được tìm ra. Các nhà khoa học đã xác định có sự liên quan đến đột biến gen mã hóa sự tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFR1, FGFR2), đột biến này có thể di truyền từ cha mẹ sang con, hoặc có thể tự phát sinh trong quá trình phát triển của phôi thai.
Chứng dính liền khớp sọ sớm ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, trẻ có thể bị mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý, khó hòa nhập với xã hội. Ngoài ra, dính khớp sọ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, tăng áp lực trong sọ, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như chậm phát triển trí tuệ, co giật, thậm chí tử vong.
Hiện chưa có cách để phòng ngừa hiệu quả chứng dính liền khớp sọ sớm ở trẻ. Các bậc cha mẹ có thể phát hiện sớm dị tật này bằng cách quan sát đầu và khuôn mặt trẻ. Nếu thấy trẻ có hình dạng đầu bất thường, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Trẻ nên được theo dõi sau phẫu thuật để phòng ngừa các biến chứng sớm hoặc muộn có thể xảy ra. Việc tái khám và theo dõi mỗi tháng/6 tháng đầu và 6 - 12 tháng tiếp theo giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm tình trạng tái phát và đánh giá yếu tố thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính xác gây ra chứng dính liền khớp sọ sớm vẫn chưa được tìm ra. Có sự liên quan đến đột biến gen, có thể di truyền từ cha mẹ sang con, hoặc có thể tự phát sinh trong quá trình phát triển của phôi thai.
Chứng dính liền khớp sọ sớm có thể gặp phải ở một số trẻ sinh ra có những thay đổi bất thường trong gen của chúng. Môi trường và lối sống của mẹ trong thai kỳ như tiếp xúc với một số chất hóa học, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh bị chứng dính liền khớp sọ.
Hỏi đáp (0 bình luận)