Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dây thần kinh quay nắm vai trò quan trọng trong hoạt động và cảm giác ở tay. Việc nhận biết được cảm giác cũng như vận động phụ thuộc vào các dây thần kinh quay nên nếu như dây thần kinh quay bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày.
Bệnh dây thần kinh quay là những tác động gây tổn thương dây thần kinh quay. Biết được những triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh là rất cần thiết.
Dây thần kinh quay nằm ở cánh tay nằm vị trí chủ đạo, nối từ hõm nách xuống phần khuỷu tay và sau đó phân ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Chức năng của dây thần kinh quay là chi phối, điều khiển cử động cũng như đem lại cảm giác cho toàn bộ vùng cánh tay bao gồm cả bàn tay và cẳng tay. Vùng cảm giác do dây thần kinh quay chi phối nằm ở nửa mu bàn tay và mặt sau cánh tay. Nhờ những chức năng trên ta có khả năng cầm nắm, duỗi, chỉ, cảm nhận ngoại lực tác động lên tay.
Nói tóm lại dây thần kinh quay có hai chức năng chính là chức năng cảm giác và chức năng vận động.
Với chức năng cảm giác dây thần kinh quay chia thành 4 nhóm nhỏ: Nhánh thần kinh dưới da cánh tay, nhánh thần kinh dưới da bên cánh tay, nhánh thần kinh sau cẳng tay và nhánh thần kinh nằm ở vị trí đầu cuối các dây thần kinh quay. Các nhánh thần kinh này truyền tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương rồi tác động trở lại để biểu hiện giúp ta nhận dạng các cảm giác do ngoại lực hoặc nội lực gây cho cánh tay. Nếu bệnh nhân hay cảm thấy bị ngứa ran hay tê bì mu bàn tay khả năng cao là đã gặp phải các vấn đề về dây thần kinh quay.
Với chức năng vận động thì nhờ sự giúp đỡ của các dây thần kinh quay ở cẳng tay sau và cơ cánh tay sau mà sẽ giúp chống đỡ cẳng tay, mở rộng các ngón tay và khớp cổ tay cũng như thức hiện các hành động liên quan đến tay.
Bệnh dây thần kinh quay là hiện tượng dây thần kinh quay bị những tổn thương do chèn ép, chấn thương do ngoại lực hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác gây ra. Kiến dây thần kinh quay bị mắc kẹt ở một vị trí nào đó như phần trên cẳng tay hoặc phí dưới khớp khuỷu tay.
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dây thần kinh quay:
Bệnh dây thần kinh quay không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng có thể bị. Đặc biệt cần chú ý những người bị bệnh tiểu đường, bệnh về xương làm xương giòn dễ gãy hoặc vận động quá sức ở cánh tay thì có nguy cơ mắc bệnh dây thần kinh quay cao hơn nhiều so với người bình thường.
Các triệu chứng của bệnh dây thần kinh quay chủ yếu liên quan đến các chức năng cảm giác và chức năng vận động của tay:
Bệnh thần kinh quay được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm các rối loạn về vận động, cảm giác và tất cả những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Ngoài ra một số biện pháp cận lâm sàng cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh dây thần kinh quay.
Các biện pháp điều trị được áp dụng đều nhằm mục đích khắc phục khả năng vận động và cảm giác về trạng thái bình thường. Kết hợp điều trị những triệu chứng cũng như phát hiện và giải quyết nguyên nhân gây nên là yếu tố giúp việc điều trị bệnh lý về dây thần kinh quay được triệt để, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Biết rằng một số trường hợp không cần can thiệp điều trị mà tình trạng bệnh sẽ tự hồi phục theo thời gian. Bằng cách tập vật lý trị liệu sẽ giúp hồi phục khả năng vận động của cánh tay cách nhanh và an toàn nhất. Biện pháp điều trị này cần thực hiện liên tục trong thời gian dài cho đến khi có sự xuất hiện trở lại của những dây thần kinh khỏe mạnh thay thế những sợi bị mất đi và dần nối lại với những dây thần kinh cơ. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất cần sự phối hợp kiên trì của bệnh nhân và nhân viên y tế.
Với những nguyên nhân gây bệnh là do những chấn thương gây đứt hoặc chèn ép dây thần kinh thì cần sự can thiệp của phẫu thuật giúp giải phóng dây thần kinh quay khỏi vị trí bị chèn ép và nối các dây bị đứt.
Ngoài ra lối sống sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình hồi phục, phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh:
Dây thần kinh quay nắm vai trò quan trọng phụ trách việc hoạt động và cảm giác ở tay. Nếu bất kỳ những dấu hiệu nào cho thấy các vấn đề của dây thần kinh quay hãy nhanh đi khám để có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Chú ý bảo vệ tay trong sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động lao động mạnh nên tránh những sự cố gây tổn thương dây thần kinh quay.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.