Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điếc dẫn truyền là một tình trạng mất khả năng nghe phổ biến, xảy ra khi có các vấn đề ảnh hưởng đến việc dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ, qua xương tai, đến các cơ quan thính giác trong tai trong. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất thính giác, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiện đại cho bệnh lý này.
Điếc dẫn truyền, hay còn gọi là giảm thính lực dẫn truyền, là tình trạng thính lực suy giảm do các vấn đề xảy ra ở tai ngoài hoặc tai giữa, cản trở sự truyền dẫn sóng âm thanh đến tai trong. Giống như một bức tường vô hình, điếc dẫn truyền ngăn chặn âm thanh đến được cơ quan thính giác, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nghe và giao tiếp. Vậy điếc dẫn truyền là gì? Tại sao lại bị điếc dẫn truyền? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin liên quan đến điếc dẫn truyền qua bài viết dưới đây nhé!
Có hai dạng thính giác khác nhau đó là điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận, mỗi loại có nguyên nhân và triệu chứng riêng. Điếc dẫn truyền xảy ra khi có các vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa, làm giảm khả năng dẫn truyền âm thanh vào cơ quan thính giác trong tai nội. Trong khi đó, điếc tiếp nhận thường do tổn thương tại cơ quan thính giác trong tai nội, gây mất hay giảm khả năng nhận biết và xử lý âm thanh.
Điếc dẫn truyền, hay còn được gọi là suy giảm thính lực dẫn truyền hoặc nghe kém dẫn truyền, là tình trạng mất khả năng truyền âm thanh vào tai trong do có vật cản hoặc tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa. Khi đó, âm thanh không thể được chuyển đổi thành xung điện để gửi đến não. Do vậy, ngay cả khi tai trong vẫn hoạt động bình thường, não vẫn không nhận được thông tin về âm thanh xung quanh và người bị mắc phải điếc dẫn truyền.
Nghe kém dẫn truyền có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc điếc dẫn truyền thường là trẻ em, thanh niên và người cao tuổi.
Điếc dẫn truyền thường phát triển dần theo thời gian và có thể từ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Các bệnh như:
Các bệnh như:
Mất thính giác dẫn truyền có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ điếc dẫn truyền của từng cá nhân. Các dấu hiệu thường gặp:
Đối với trẻ em, điếc dẫn truyền kéo dài có thể dẫn đến thính giác bị bóp nghẹt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ, như chậm nói, ngại giao tiếp và có thể dẫn đến kết quả học tập kém.
Nếu bạn đang gặp phải một trong những dấu hiệu của điếc dẫn truyền như đã nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các bài kiểm tra thính lực để xác định nguyên nhân và mức độ suy giảm thính lực dẫn truyền bạn đang gặp phải. Từ đó, có phương pháp điều trị bệnh một cách phù hợp.
Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh điếc dẫn truyền thường được các bác sĩ sử dụng là đo thính lực (thính lực đồ). Phương pháp này giúp đo lường mức độ nhạy cảm về khả năng nghe của người bệnh so với bình thường và xác định các mức độ khác nhau của điếc dẫn truyền.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây điếc dẫn truyền, có các phương pháp điều trị và khắc phục khả năng nghe hiệu quả khác nhau. Các cách khắc phục phổ biến hiện nay:
Trong một số trường hợp khác, người bị điếc dẫn truyền có thể chọn phương pháp cấy ghép thiết bị tích hợp xương thông qua phẫu thuật. Hệ thống dẫn truyền âm thanh qua xương bỏ qua các cấu trúc dẫn truyền của tai ngoài và tai giữa bị tổn thương, cho phép âm thanh được truyền trực tiếp đến tai trong.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến điếc dẫn truyền. Nếu bạn có các biểu hiện giống như trong bài liệt kê thì bạn nên đến gặp bác sĩ, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.