Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?

Ngày 08/09/2024
Kích thước chữ

Việc dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không? Nếu con người tiêu thụ tiết canh hoặc thịt từ động vật bị dại mà chưa được nấu chín kỹ, nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Hơn nữa, quá trình giết mổ và chế biến thịt từ động vật bị dại cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm, một khi đã mắc phải thì nguy cơ tử vong rất cao. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về các phương thức lây truyền và áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh một cách đáng kể. Vậy, liệu việc dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không? 

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus cấp tính do virus dại gây ra, chủ yếu lây lan qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Bệnh không lây từ người sang người mà lây qua việc tiếp xúc với nước bọt của động vật mang virus hoặc khi nước bọt tiếp xúc mắt, mũi, miệng hoặc vết thương hở ở trên da.

Cả người và động vật đều có nguy cơ tử vong gần như 100% nếu đã nhiễm virus dại. Động vật, đặc biệt là các loài hoang dã, chó và mèo, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với con người. Tại Việt Nam, chó là nguồn lây nhiễm bệnh dại chính, chiếm khoảng 96-97%, trong khi mèo chiếm khoảng 3-4%. Những thông tin dưới đây sẽ trả lời cho bạn biết dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không và những biện pháp phòng ngừa chúng.

Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?
Bệnh dại xuất phát từ những động vật mang virus dại gây ra

Bệnh dại lây qua đường nào?

Nhiều người vẫn chưa rõ bệnh dại lây truyền qua những con đường nào, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Theo các chuyên gia, bệnh dại chủ yếu lây nhiễm qua với những con đường chính bao gồm:

  • Qua da: Sau khi xâm nhập qua vết thương hở, virus di chuyển theo các dây thần kinh đến hệ thần kinh trung ương, nơi nó phát triển nhanh chóng. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ nhưng nước bọt của con vật đã có thể chứa virus dại. Khi đến giai đoạn phát bệnh, virus sẽ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh và tổn thương chúng.
  • Qua niêm mạc: Nếu tiếp xúc trực tiếp như nước bọt của động vật nhiễm virus dại có thể lây qua niêm mạc ở mắt, mũi, miệng.
  • Qua không khí: Lây nhiễm qua đường hô hấp là rất hiếm, nhưng có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt như ở các phòng thí nghiệm. Đây không phải là con đường lây bệnh dại phổ biến trong cộng đồng.
Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?
Bệnh dại có thể lây khi tiếp xúc với nước bọt động vật

Việc dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?

Có nhiều người băn khoăn liệu việc dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không? Thực tế, nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao nếu ăn tiết canh hoặc thịt chưa được nấu chín từ động vật nhiễm dại.

Virus dại không thể tồn tại khi thịt đã được nấu chín. Tuy vậy, người tiêu dùng thường không thể biết rõ nguồn gốc của động vật hoặc chúng có bị nhiễm bệnh hay không trước khi chế biến, dẫn đến nguy cơ lây bệnh dại và nhiều bệnh khác từ thịt động vật là rất đáng lo ngại.

Ngoài ra, bệnh dại còn có thể lây qua quá trình giết mổ và chế biến động vật nhiễm bệnh. Virus dại tồn tại trong nước bọt của động vật, và nếu trong quá trình giết mổ, nước bọt tiếp xúc với vết thương hở hoặc người bị động vật nhiễm dại cắn hay liếm, virus xâm nhập và gây bệnh.

Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?
Dùng thịt từ động vật bị dại liệu có bị nhiễm bệnh không?

Làm gì khi nghi ngờ bị bệnh dại?

Như vậy bạn đã biết đáp án cho câu hỏi "dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?", khi nghi ngờ nhiễm bệnh dại, cần thực hiện các bước sau để xử lý kịp thời:

  • Sơ cứu ban đầu: Ngay lập tức rửa vết thương kỹ lưỡng bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ virus dại. Tiếp tục làm sạch bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Nếu vết thương chảy máu nhiều, nên băng ép cầm máu, nhưng tuyệt đối không nặn máu để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu vết thương không chảy máu, tránh băng kín quá. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.
  • Theo dõi động vật gây ra vết cắn: Chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở động vật, chẳng hạn như chó dại có thể đi lang thang không mục đích, giọng khàn khàn hoặc không thể phát ra âm thanh và thường xuyên tiết nước bọt hoặc có bọt mép.
  • Theo dõi dấu hiệu trên cơ thể người: 80% người bị động vật dại cắn sẽ có triệu chứng kéo dài từ 2-4 ngày như đau hoặc ngứa tại vết thương, kèm theo sốt, khó chịu và đau đầu. Một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn bao gồm sợ nước và cảm giác bồn chồn.
  • Tiêm vắc xin phòng dại: Nếu nghi ngờ bị động vật dại cắn, cần tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh phát triển.

Biện pháp phòng ngừa bệnh dại

Những biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa bệnh dại:

  • Tiêm phòng dại cho thú nuôi: Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh lây truyền bệnh dại từ động vật sang người. Gia đình nuôi chó cần tiêm phòng cho chó từ 6 - 8 tuần tuổi và mèo từ 8 tuần tuổi, hoặc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Tiêm vắc xin phòng dại cho người: Tiêm đầy đủ và đúng lịch các mũi vắc xin phòng dại giúp bảo vệ sức khỏe sau khi phơi nhiễm. Sau khi tiêm vắc xin, cần tránh uống rượu bia, không sử dụng thuốc Corticoid hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Báo cáo động vật đi lạc: Khi phát hiện động vật đi lạc, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương hoặc nhân viên kiểm soát động vật để ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh dại.
  • Giáo dục trẻ em: Hướng dẫn trẻ em không chạm vào chó mèo đi lạc và tránh các động vật hoang dã như mèo, dơi,... để giảm nguy cơ mắc bệnh dại.
  • Sơ cứu khi bị động vật cắn: Nếu bị động vật cắn, đặc biệt là chó mèo không rõ nguồn gốc hoặc động vật hoang dã, cần rửa vết thương kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, sau đó sát khuẩn và băng vết thương bằng băng sạch. Tiếp theo, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật để theo dõi con vật.
Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?
Khuyến cáo nên tiêm phòng bệnh dại cho tất cả mọi người

Bài viết trên là câu trả lời cho việc: “Dùng thịt từ động vật bị bệnh dại có truyền bệnh không?”. Việc nắm rõ thông tin của bệnh dại cùng với cách xử lý khi bị động vật cắn, sẽ giúp bạn và người thân tránh được những hậu quả đáng tiếc. Hãy luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin