Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bảo Vân
Mặc định
Lớn hơn
Gai đôi cột sống bẩm sinh là căn bệnh có tỉ lệ cao, ở khoảng 1 - 2 trẻ bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Bệnh có thể được phát hiện trong việc xét nghiệm tầm soát trong thai kỳ hoặc tình cờ phát hiện khi trẻ đã trưởng thành. Bài viết dưới đây cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây nên dị tật này, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị.
Gai đốt sống bẩm sinh là bệnh lý hình thành ở trẻ từ giai đoạn bào thai, gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cũng như đối với trẻ trưởng thành sau này. Đặc biệt, tình trạng gai đốt sống bẩm sinh nặng có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bại liệt toàn thân, rối loạn nhiễm trùng, tổn thương thần kinh trung ương,… Do vậy, những trẻ mắc căn bệnh này cần điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả đến sức khỏe cũng như phát triển thể chất.
Gai đôi cột sống (hay còn gọi là nứt đốt sống) là một dị tật bẩm sinh xảy ra do quá trình phát triển bất thường của ống thần kinh ở thời kỳ bào thai. Gai đôi cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống nếu một phần của ống thần kinh không phát triển hoặc không được đóng hết. Khi ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, xương sống bảo vệ tủy sống sẽ không được hình thành và đóng lại như bình thường, dẫn đến tổn thương tủy sống và dây thần kinh.
Các loại gai đôi cột sống bẩm sinh thường bao gồm:
Hiện nay, nguyên nhân gây nên dị tật gai đôi cột sống bẩm sinh vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố ở người mẹ làm tăng nguy cơ mắc dị tật này ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh thường ở thể ẩn, không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện được qua chụp X-quang. Gai đôi cột sống bẩm sinh ở trẻ em có thể không xuất hiện những triệu chứng nào trong những năm tháng đầu đời.
Một số triệu chứng phổ biến của gai đôi cột sống bẩm sinh bao gồm:
Hầu hết những trường hợp trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh đều có trí thông minh bình thường, tuy nhiên một số khác lại gặp khó khăn trong học tập.
Để chẩn đoán gai đôi cột sống ở thai nhi, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm tầm soát trước sinh như sau:
Một số trường hợp dị tật nứt đốt sống bẩm sinh không được chẩn đoán cho đến khi trẻ được sinh ra. Do đó, khi quan sát thấy mảng da lông hoặc vết lõm trên lưng trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán dị tật gai đôi cột sống bẩm sinh như: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để có thể nhìn rõ cột sống và xương lưng của trẻ sơ sinh hơn.
Các trường hợp gai đôi cột sống bẩm sinh không có triệu chứng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường không cần điều trị. Đối với các trường hợp có dấu hiệu đau thì mới cần điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trên từng trường hợp cụ thể sau khi thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
Bệnh nhân bị gai đôi cột sống bẩm sinh xuất hiện các biểu hiện như: Đau nhức cột sống, mất cảm giác, mất phản xa, hạn chế vận động,... có thể được điều trị bằng một số phương pháp như:
Phẫu thuật gai đôi cột sống bẩm sinh được đặt ra trong trường hợp gai đốt sống bẩm sinh gây triệu chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và sức khỏe của người bệnh. Đối với trẻ sơ sinh bị dị tật nứt đốt sống có nang, phẫu thuật đóng lại vị trí thoát vị thường được chỉ định trong vòng 48 giờ sau sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của trẻ có đảm bảo an toàn khi phẫu thuật hay phải chờ trẻ lớn hơn.
Khi chăm sóc trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh, phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ba mẹ nên cung cấp đủ canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ để giúp xương chắc khỏe và hạn chế biến chứng của bệnh.
Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh lý về cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bệnh nhân nhân thấy các dấu hiệu đau bất thường, nên đến cơ sở y tế uy tín để được chụp khám và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.