Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?

Ngày 29/07/2023
Kích thước chữ

Gai đôi cột sống không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà gai đôi cột sống còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị. Vậy cách chữa gai đôi cột sống ra sao? Tìm hiểu ngay với nhà thuốc Long Châu nhé.

Bệnh cơ xương khớp không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà đang dần có xu hướng "trẻ hóa". Vì vậy, trang bị cho mình những thông tin về bệnh gai đôi cột sống và các phương pháp điều trị đi kèm là việc làm rất cần thiết. Cùng khám phá thêm thông tin trong bài viết sau đây.

Gai đôi cột sống là gì? Phân loại

Gai đôi cột sống, còn được biết đến là tật nứt đốt sống, thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng.

Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 2
Gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh

Hiện nay, gai đôi cột sống được chia thành ba loại như sau:

  • Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là loại phổ biến nhất và khá lành tính. Bệnh nhân có thể phát hiện bằng kết quả chụp X-quang.
  • Gai đôi thoát vị màng não: Thường xảy ra ở vùng thắt lưng thấp và có nguy cơ gây tê liệt bàng quang.
  • Gai đôi cột sống có nang: Đây là loại gai cột sống nghiêm trọng nhất. Dù có điều trị, chức năng của dây thần kinh tủy sống cũng khó có thể cải thiện.

Gai đôi cột sống có thể xuất hiện ở vị trí nào?

Dựa trên nghiên cứu, các vị trí dễ xuất hiện gai đôi cột sống nhất là vùng đốt sống thắt lưng L5 và xương cùng S1. Dấu hiệu nhận biết ngoài đau nhức ở vùng xương sống ra thì bệnh không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào.

Cả hai tình trạng gai đôi cột sống S1 và L5 có những đặc điểm chung sau:

  • Yếu tố bẩm sinh: Gai đôi cột sống thắt lưng L5 có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ nhỏ còn trong giai đoạn phôi thai.
  • Đối tượng dễ mắc bệnh nhất trong khoảng tuổi từ 20 đến 50.
  • Chèn ép rễ thần kinh và dễ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Gai đôi cột sống L5 có thể khiến cột sống mất đi một phần đường cong sinh lý.

Các triệu chứng nhận biết bệnh gai đôi cột sống

Một số dấu hiệu ở người bệnh gai đôi cột sống gồm:

  • Các vị trí xuất hiện gai xương khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
  • Cơn đau lan khắp vùng thắt lưng, xương chậu và chi dưới, bao gồm cả ống quyển, bắp chân và bàn chân.
  • Tê ngứa, tay chân cử động không linh hoạt do gai xương chèn ép vào rễ thần kinh.
  • Rối loạn cảm giác và rối loạn cơ tròn khiến người bệnh đại tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát.
Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 3
Triệu chứng của gai đôi cột sống

Bệnh gai đôi cột sống do những nguyên nhân nào gây nên?

Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh gai đột cột sống mà bạn cần nắm

  • Yếu tố bẩm sinh: Trẻ dễ bị gai đôi cột sống ngay từ trong bụng mẹ do mẹ ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu acid folic.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi, nằm, đi, đứng,… không đúng tư thế cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Quá trình tự chữa lành diễn ra liên tục khi cột sống bị tổn thương dẫn đến hình thành gai xương.
  • Tuổi tác: Sụn khớp sẽ dần thoái hóa theo thời gian, xương khớp không còn chắc khoẻ, dễ hình thành gai xương ảnh hưởng đến cột sống.

Mức độ nguy hiểm của bệnh gai đôi cột sống ra sao?

Các chuyên gia đánh giá rằng gai đôi cột sống không phải là một bệnh lý đơn giản. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nó có thể gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:

  • Chèn ép rễ thần kinh cột sống;
  • Suy giảm chức năng cơ bắp;
  • Rối loạn đại tiểu tiện;
Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không 4
Gai đôi cột sống có thể gây biến chứng đại tiểu tiện không tự chủ
  • Tê liệt hai chân;
  • Sức lực ở cánh tay suy yếu bất thường;
  • Nhiễm trùng màng não hoặc viêm màng não;
  • Tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh gai đôi cột sống hiện nay

Sử dụng thuốc

Thuốc dân gian

Các phương pháp trị liệu dân gian dù đơn giản nhưng lại cho hiệu quả điều trị bệnh gai đôi cột sống đến không ngờ. Lá lốt, lá ngải cứu và nhiều loại thảo dược khác là một trong những thành phần chính trong các bài thuốc uống hoặc đắp lá để giảm các triệu chứng đau nhức do gai đôi cột sống gây ra.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp trị liệu dân gian chỉ phù hợp với những người mắc bệnh gai đôi cột sống ở trường hợp nhẹ, có tác dụng giúp giảm đau tạm thời. Vậy nên, đây không phải là liệu pháp trị dứt điểm bệnh.

Thuốc Tây

Các loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh gai đôi cột sống gồm:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều hoặc đau kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam,... kết hợp với paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, decontractyl,... là những loại thuốc được sử dụng để làm giãn cơ và giảm các triệu chứng cứng cơ.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Gồm các thành phần như Glucosamin sulfat, MSM, chondroitin sulfat, diacerein, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 5
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau, giãn cơ,... tuỳ trường hợp bệnh

Các loại thuốc trên đều đem lại hiệu quả giảm đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tương tự như các loại thuốc khác, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, việc sử dụng thuốc Tây cần được theo dõi và hướng dẫn bởi các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Thuốc Đông Y

Thuốc Đông Y thường mang đến tác dụng và hiệu quả trị bệnh lâu dài. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông Y, người bệnh cần kiên trì tuân theo đúng liệu trình để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bệnh gai đôi cột sống còn có thể được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này kết hợp các kỹ thuật xoa bóp và châm cứu cổ truyền với y học hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và an toàn.

Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành khá cao và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh gai đôi cột sống nhẹ.

Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 6
Vật lý trị liệu chữa gai đột cột sống trường hợp nhẹ

Phẫu thuật 

Phẫu thuật loại bỏ các gai xương khiến các cơn đau biến mất. Tuy nhiên, chỉ nên xem xét phẫu thuật khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả, vì sau phẫu thuật, gai xương có thể mọc lại do quá trình vôi hóa. Phẫu thuật không tiêu diệt được tận gốc tình trạng gai xương mà chỉ giải quyết được một phần của căn bệnh.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, cần tiếp tục kiểm tra và theo dõi thường xuyên tại bệnh viện để phát hiện và xử lý kịp thời các diễn tiến xấu hơn. Việc này giúp đảm bảo tình trạng gai xương không tái phát và giúp người bệnh hạn chế tối đa các vấn đề sau phẫu thuật.

Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị gai đôi cột sống?

Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị bệnh tại nhà hoặc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề sau:

Nghỉ ngơi hợp lý

Người bệnh gai đôi cột sống cần tuân thủ chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Tránh các hoạt động nặng như bê vác đồ vật nặng, khom lưng, cúi người, ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Tuyệt đối không tập các động tác thể lực mạnh hoặc các môn thể thao có yêu cầu về sức mạnh, vì sẽ tạo áp lực không tốt cho cột sống.

Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 7
Tránh mang vác đồ nặng khi bị gai đôi cột sống

Thay vào đó nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,... Có thể sử dụng một số dụng cụ như nẹp cổ, đai cột sống để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị ảnh hưởng.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị gai đôi cột sống. Do đó, người bệnh cần tập trung vào bổ sung dinh dưỡng sao cho hợp lý để hỗ trợ điều trị và giảm thiểu các triệu chứng đau nhức.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây tươi, đồng thời hạn chế lượng thực phẩm giàu dầu mỡ và chất béo, cũng như tránh ăn các loại thức ăn nhanh. 

Gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? 8
Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tươi cho người bệnh 

Đặc biệt, cần tránh sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, cà phê hoặc nước ngọt có ga. Bởi chúng có thể làm tăng tốc độ phát triển của bệnh và làm gia tăng cơn đau nhức.

Để đảm bảo tình trạng sức khỏe, ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống phù hợp, quan trọng hơn hết là thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng cột sống. Điều này giúp phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến gai đôi cột sống. Và đừng quên áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để duy trì sức khỏe tốt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin