Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, gạo nếp cẩm và gạo lứt ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau nhưng thực chất đây là 2 loại gạo riêng biệt với hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn so sánh chi tiết về 2 loại gạo này cũng như công dụng nổi bật của chúng đối với sức khỏe.
Gạo lứt đen có hạt dài, mảnh và ít dẻo hơn so với gạo nếp cẩm, có hạt ngắn và mập hơn. Gạo nếp cẩm có kết cấu dẻo hơn và thường được dùng trong các món ngọt, còn gạo lứt đen lại dai và ít dẻo hơn.
Khi nhìn sơ qua, gạo nếp cẩm và gạo lứt rất khó để có thể phân biệt chúng ngay lập tức. Gạo lứt đen có màu đen hoặc tím đậm và vẫn giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, lớp vỏ này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein, sắt, magiê, chất xơ, vitamin B, kẽm và anthocyanin.
Anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như: Tim mạch, tiểu đường, ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Gạo lứt đen có nguồn gốc từ Trung Quốc và từng được coi là loại gạo quý hiếm, chỉ dành riêng cho vua chúa và quan lại thời xưa.
Một số tác dụng của gạo lứt có thể kế đến đó là:
Hiện nay, cả gạo nếp cẩm và gạo lứt đen đã được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia và được ưa chuộng bởi những ai chú trọng đến sức khỏe và dinh dưỡng. Gạo nếp cẩm, với tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, là một loại gạo nếp đặc biệt gồm hai loại: Gạo nếp cẩm đỏ và gạo nếp cẩm tím. Màu sắc của gạo nếp cẩm không phải do lớp vỏ cám mà là đặc trưng của giống gạo này. Hạt gạo nếp cẩm có hình tròn, dẻo, thơm và có độ dính khi nấu chín. Loại gạo này cũng giàu chất dinh dưỡng, bao gồm: Protein, chất béo, anthocyanin và các axit amin thiết yếu.
Tuy nhiên, gạo nếp cẩm có hàm lượng calo cao hơn so với nhiều loại gạo khác. Gạo này có nguồn gốc từ Việt Nam và thường được sử dụng trong các món ăn truyền thống như: Xôi, bánh chưng, bánh tét và sữa chua nếp cẩm. Một số công dụng nổi bật của gạo nếp cẩm đó là:
So sánh dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin làm rõ thêm vấn đề gạo nếp cẩm và gạo lứt đen có giống nhau hay không?
Gạo lứt đen không phải là gạo nếp cẩm như nhiều người thường nhầm lẫn. Đây là loại gạo nguyên cám, được chế biến từ hạt gạo mà cả vỏ ngoài và lớp cám bên trong vẫn được giữ nguyên. Gạo lứt đen chứa nhiều chất dinh dưỡng và được xem là có lợi cho sức khỏe, thường được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh.
Ngược lại, gạo nếp cẩm thuộc dòng gạo nếp, không phải là gạo lứt đen. Gạo nếp cẩm có hạt mềm, dẻo và mang màu sắc đặc trưng. Nó được biết đến như một loại gạo ngon, phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống.
Màu sắc và hình dạng của gạo lứt đen và gạo nếp cẩm là yếu tố quan trọng để phân biệt hai loại gạo này. Gạo lứt đen có màu đen hoặc nâu sẫm, bề mặt bóng và hạt gạo có hình dạng tương đối phẳng và đồng đều.
Trong khi đó, gạo nếp cẩm có màu sắc từ tím đến đen, với màu sắc đặc trưng không giống màu đen thuần của gạo lứt đen. Hình dạng của gạo nếp cẩm tròn và đầy đặn, giống như gạo nếp thông thường, trong khi gạo lứt đen có hình dạng dài và suôn hơn.
Gạo nếp cẩm và gạo lứt đen về độ dẻo và hương vị sau khi nấu sẽ có khác biệt rõ rệt, gạo lứt đen có độ dẻo vừa phải khi nấu chín, giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ. Khi ăn, gạo lứt đen mang vị hơi ngọt.
Ngược lại, gạo nếp cẩm rất dẻo sau khi nấu chín, với vị ngọt đậm hơn so với gạo lứt đen. Gạo nếp cẩm có đặc điểm cứng và trở nên dẻo khi được chế biến.
Gạo lứt đen là một nguồn dinh dưỡng phong phú với nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin thiết yếu. Loại gạo này chứa lượng lớn carbohydrate, vitamin E, vitamin nhóm B, cùng các khoáng chất như: Kali, magie, kẽm, sắt, mangan và các nguyên tố vi lượng khác. Gạo lứt đen có chỉ số đường huyết (GI) thấp, khoảng 56, phù hợp cho những người muốn kiểm soát cân nặng.
Ngược lại, gạo nếp cẩm có chỉ số đường huyết khá cao khoảng 87, nên không thích hợp trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, gạo nếp cẩm rất giàu canxi, vitamin B và các dưỡng chất khác như: Protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, sắt, và vitamin B1, B2, niacin.
Trong 100 gram gạo nếp cẩm, bạn sẽ tìm thấy lượng lớn carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, axit folic, cùng với nhiều khoáng chất như: Canxi, magie, sắt, kali, và đồng.
Do đặc điểm khác nhau về cấu trúc và hương vị, cách chế biến gạo nếp cẩm và gạo lứt đen cũng khác biệt. Gạo lứt đen có hạt cứng hơn, cần thời gian nấu lâu hơn để hạt mềm dẻo. Gạo lứt đen có thể được sử dụng trong các món như: Cơm rang, cơm cuộn hoặc cháo, và mang lại hương vị ngọt nhẹ, tự nhiên.
Trong khi đó, gạo nếp cẩm có độ dẻo tự nhiên, là lựa chọn tuyệt vời để nấu xôi. Xôi nếp cẩm có vị ngọt đậm, mềm dẻo, có thể kết hợp với đậu xanh, hạt sen hay dừa tươi để làm tăng thêm hương vị và màu sắc.
Gạo lứt đen, nhờ chứa nhiều chất xơ, rất phù hợp cho những người muốn giảm cân hoặc tăng cường thể lực. Tuy nhiên, do lượng chất xơ cao, nó có thể gây khó tiêu cho những người có hệ tiêu hóa kém, vì vậy nên ăn gạo lứt đen 2-3 lần mỗi tuần.
Ngược lại, gạo nếp cẩm ít chất xơ hơn, phù hợp cho những người có vấn đề về dạ dày và dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt là người già và trẻ em. Nó thường được dùng để nấu xôi hoặc cháo, mang lại bữa ăn bổ dưỡng và dễ tiêu.
Gạo nếp cẩm và gạo lứt đen không chỉ là những loại ngũ cốc ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe. Với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao, chúng mang lại nhiều lợi ích từ việc tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch đến hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cân nặng. Tuy nhiên, như mọi thực phẩm khác, việc sử dụng gạo nếp cẩm và gạo lứt đen cần phải phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của từng người.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.