Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương là một loại chấn thương thường gặp, tương đối nguy hiểm và cần được sơ cứu, chữa trị khẩn cấp. Vậy thì gãy xương để lâu có sao không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Điều trị và hồi phục trong gãy xương là điều vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy nếu không được thăm khám, gãy xương để lâu có sao không? Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi đó.
Bộ xương của người trưởng thành được tạo thành từ 206 xương, bao gồm các nhóm xương sau: Hộp sọ, cột sống, xương ngực, xương cánh tay, xương bàn tay, xương chậu - xương hông, xương chân, xương bàn chân.
Chức năng đầu tiên của khung xương chính là bảo vệ các cơ quan nội tạng và những phần còn lại của cơ thể. Chúng tạo thành một lớp khung vững chắc bao trọn lấy toàn bộ các cơ quan: Khung xương sườn như một lá chắn bảo vệ phổi và tim. Đôi khi xương còn rất cần thiết trong một vài hoạt động sống. Ví dụ, để thở được thì bạn cần phải dùng tới xương sườn.
Tiếp theo, xương giúp cơ thể di chuyển và vận động, nếu không có xương, bạn sẽ không thể nào đứng lên được. Chúng sẽ kết hợp cùng với các cơ bắp để tạo nên những chuyển động linh hoạt của cơ thể.
Xương còn đóng vai trò như một nơi để tích trữ chất béo và các khoáng chất quan trọng để cơ thể sử dụng khi cần. Có tới 97% lượng canxi của cơ thể được tích trữ trong xương. Khi cơ thể cần, chúng sẽ được giải phóng và đưa vào máu để đi đến các cơ quan. Xương cũng là nơi chứa tủy, trong đó có các tế bào gốc tạo ra hồng cầu và bạch cầu, do đó, chúng đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra những tế bào máu mới.
Bộ khung xương con người
Sau khi bị gãy xương, thông thường quá trình liền lại sẽ trải qua 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn viêm xương, giai đoạn sửa chữa xương và giai đoạn tái tạo xương.
Quá trình này diễn ra như sau:
Bị gãy xương sẽ gây ra cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu cho người bệnh, đồng thời khiến họ không thể di chuyển được, vô cùng bất tiện. Bị gãy xương để lâu có thể khiến những mô tổn thương không được chữa lành, thậm chí là lành lại nhưng theo hướng di lệch, không đúng vị trí giải phẫu ban đầu. Nguy hiểm hơn là gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà để gãy xương lâu.
Đây là một biến chứng của gãy xương khá nặng nề, có thể gây ra nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân nếu như sơ cứu ban đầu không đúng hoặc bất động xương không vững chắc. Theo những nghiên cứu khoa học, tổn thương do vỡ xương chậu sẽ gây mất khoảng 1,5 lít máu, gãy xương đùi thì mất khoảng 1 lít máu,...
Do đó, nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm, truyền máu và cố định đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng sốc do mất máu quá nhiều.
Mất máu quá nhiều do gãy xương có thể gây sốc
Xương là nơi dự trữ lượng lớn mỡ trong cơ thể, do đó khi xương bị gãy, đặc biệt là những xương dài, lượng mỡ từ tủy xương chảy ra có thể làm tăng thêm áp lực mạch máu sau đó ngấm trở lại vào máu và gây ra tình trạng tắc mạch.
Người bệnh sẽ có biểu hiện lơ mơ, vật vã, hôn mê, suy hô hấp, khó thở, thở nhanh và nông, kết mạc mắt kéo dài, xuất huyết dưới da,... Nếu như không được phát hiện kịp thời những biến chứng này thậm chí có thể khiến bệnh nhân suy sụp tuần hoàn và tử vong.
Tình trạng tắc mạch máu do mỡ
Hệ thống các khoang ở chân tay chứa đựng mạch máu, dây thần kinh, cơ,... Khi bị gãy xương, phá hủy các khoang thì chúng sẽ bị tổn thương. Lượng máu chảy ra nhiều làm tăng áp lực mạch máu và chèn ép vào các khoang. Trong trường hợp này những người bị gãy xương có biểu hiện vùng gãy sưng to, căng đau liên tục và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau.
Mạch ngoại vi đập nhẹ, sau đó có thể không bắt được mạch, tê buốt tay chân và vận động hạn chế. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng hoại tử các chi.
Theo như những ghi nhận, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do biến chứng tại các cơ quan cao hơn nhiều so với tình trạng gãy xương, Một ví dụ cụ thể, vỡ xương chậu có thể kéo theo vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, vỡ tử cung... tiếp theo là nhiều di chứng khác như chít hẹp niệu đạo, viêm tấy, rò rỉ nước tiểu,...
Các đầu nhọn của xương gãy còn có thể đâm thủng da, biến những chấn thương gãy kín thành hở. Nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng và viêm xương.
Gãy xương sườn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong
Qua bài viết dưới đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi: gãy xương để lâu có sao không rồi chứ. Việc không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, hãy lập tức sơ cứu và đến những cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn nhé!
Xem thêm:
Những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương
Bị gãy xương có nên quan hệ không?
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.