Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và tác dụng đối với sức khoẻ

Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cho đến nay, hạt dẻ được đánh giá cao nhờ vị thơm béo, bùi bùi, được nướng hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra, chiết xuất hạt dẻ còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe nhé.

Hạt dẻ rất giàu hương vị và ăn hạt dẻ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và những lợi ích tuyệt vời của hạt dẻ đối với sức khỏe.

Vài nét về hạt dẻ

Hạt dẻ có nguồn gốc từ các nước Châu Âu. Ngày nay, hạt dẻ đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhờ hương vị thơm ngon, béo ngậy. Hạt dẻ được bao phủ bởi một lớp vỏ đầy gai ở bên ngoài. Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 10, quả chứa hạt dẻ chín và chuyển sang màu nâu sẫm rồi rụng xuống đất. Mỗi quả hạt dẻ chứa khoảng 1 - 2 hạt, có hạt bên trong chứa tới 4 hạt dẻ.

Hạt dẻ rất tốt cho cơ thể vì chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú và không bị mất đi khi nấu chín.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ

Hạt dẻ là loại hạt giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, cung cấp khoảng 12% lượng chất xơ cần thiết cho phụ nữ và 8% lượng chất xơ cần thiết cho nam giới. Như các bạn đã biết, ăn nhiều chất xơ sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giảm cholesterol trong máu, điều hòa lượng đường trong máu và duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng calo trong hạt dẻ đến từ carbohydrate nên hạt dẻ nhìn chung có lượng calo thấp vì chứa khoảng 75% là nước.

Trong 100g hạt dẻ chứa: 97 calo, 0.1g chất béo, 23.9g carbs, 8.1g chất xơ, 2g chất xơ, kali, mangan 17% RDI, 16% RDI đồng, vitamin B6, 12% RDI riboflavin,...

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và tác dụng đối với sức khoẻ 1
Từ tháng 8 đến tháng 10, quả chứa hạt dẻ chín và chuyển sang màu nâu

Lợi ích của hạt dẻ đối với sức khỏe

Hạt dẻ tốt cho sức khỏe mang lại những lợi ích như:

Hỗ trợ tim mạch

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, kali và chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính liên quan đến tim. Sự xuất hiện của axit béo omega-3 giúp làm giảm chất béo trung tính cũng như giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Ổn định lượng đường trong máu

Hạt dẻ được coi là một trong những loại hạt có nhiều chất xơ nhất. Chất xơ trong hạt dẻ có dạng hòa tan và không hòa tan. Sau khi được hấp thụ, chất xơ hòa tan sẽ chuyển thành dạng gel trong ruột, giúp giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan có vai trò cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ táo bón cũng như các biến chứng như viêm niêm mạc ruột.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và tác dụng đối với sức khoẻ 2
Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ giúp ổn định lượng đường trong máu

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Hạt dẻ được biết đến là loại hạt giàu carbohydrate, cần thiết cho quá trình tái tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thành phần carbohydrate trong hạt dẻ là loại carbohydrate tổng hợp tiêu hóa chậm, giúp người ăn có cảm giác no lâu.

Phòng chống ung thư

Phòng chống ung thư là một trong những tác dụng của hạt dẻ vì có chứa chất chống viêm và chất chống oxy hóa, đồng thời aescin cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Thật vậy, aescin có trong hạt dẻ có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư gan, ung thư tủy, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến tụy,...

Giảm giãn tĩnh mạch

Chất aescin có trong hạt dẻ có tác dụng tích cực trong việc làm giảm giãn tĩnh mạch, thường được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu lâm sàng, aescin có thể giúp tăng lượng máu trong tĩnh mạch. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng 50mg aescin trong 600mg chiết xuất hạt dẻ sẽ giúp giảm triệu chứng suy tĩnh mạch.

Làm giảm triệu chứng bệnh trĩ

Trước đây, đã có nhiều chứng minh bệnh nhân mắc bệnh trĩ sử dụng đặc tính chống viêm của hạt dẻ để hỗ trợ chữa bệnh. Sau một thời gian sử dụng, họ đều nhận thấy các triệu chứng viêm, sưng tĩnh mạch liên quan đến bệnh trĩ giảm đi.

Hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới

Tác dụng của hạt dẻ được nhiều nam giới quan tâm là cải thiện tình trạng vô sinh khi có thể làm giảm tình trạng sưng tấy các tĩnh mạch quanh tinh hoàn. Theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài 2 tháng được thực hiện trên 100 nam giới bị vô sinh, mật độ và khả năng di chuyển của tinh trùng được cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, tình trạng sưng viêm tĩnh mạch giảm đáng kể.

Chống oxy hoá

Hạt dẻ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như kaempferol và quercetin có thể ngăn ngừa tổn thương gốc tự do, giúp hạn chế tiến triển tiêu cực của tình trạng viêm nhiễm.

Cải thiện chức năng não bộ

Hạt dẻ chứa vitamin B tan trong chất béo giúp hỗ trợ sản xuất tế bào máu, phân hủy protein và chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Nhờ công dụng này mà hạt dẻ rất được ưa chuộng trong việc cải thiện chức năng não.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và tác dụng đối với sức khoẻ 3
Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ giúp cải thiện chức năng não bộ

Tăng sức đề kháng và phòng chống nhiều bệnh lý

Hạt dẻ không chỉ chứa nhiều vitamin thiết yếu cần thiết cho cơ thể mà còn chứa nhiều khoáng chất góp phần trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Mangan trong hạt dẻ là chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do có hại cũng như tạo ra các mô liên kết và đông máu trong cơ thể.

Folate có trong hạt dẻ là thành phần cần thiết cho sự hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA. Bổ sung cho cơ thể đủ folate khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa đồng, một nguyên tố vi lượng rất hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ổn định hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Hạt dẻ có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Để phát huy tốt nhất tác dụng của hạt dẻ, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Đối với những người mắc bệnh dạ dày, tránh ăn quá nhiều hạt dẻ vì có thể thúc đẩy sản xuất axit dạ dày. Nếu ăn quá nhiều có thể gây chảy máu dạ dày, đầy hơi,... Đây là một trong những lý do tại sao không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày.
  • Hạt dẻ chứa nhiều carbohydrate nên nếu bạn đang giảm cân thì không nên ăn quá nhiều.
  • Đối với phụ nữ sau sinh, người vừa khỏi bệnh, người bị sốt rét,… nên hạn chế ăn hạt dẻ.
  • Không sử dụng hạt dẻ đã bị mốc, đổi màu.
  • Đối với hạt dẻ rang, không nên rang qúa kỹ đến mức bị cháy, sẽ làm giảm chất dinh dưỡng có trong hạt dẻ.
  • Hạt dẻ chứa nhiều tinh bột nên chỉ nên ăn vào bữa phụ thay vì ăn sau bữa ăn chính sẽ gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trên đây là những chia sẻ về giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ cũng như tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe. Hạt dẻ là loại hạt dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và hợp chất rất tốt. Để ăn hạt dẻ phát huy tối đa công dụng, bạn cần chú ý đến liều lượng khi ăn.

Xem thêm: Những người không nên ăn quả vải để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm