Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa

Thanh Hương

25/02/2025
Kích thước chữ

Dừa là một loại hoa quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nước ta. Không chỉ là loại trái cây giúp giải khát đơn thuần, dừa còn là nguồn dinh dưỡng phong phú với nhiều lợi ích sức khỏe.

Cây dừa từ xa xưa đã trở nên quá quen thuộc với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Cây dừa được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là thu hoạch trái. Trái dừa được dùng để phục vụ cho việc giải khát, chế biến thực phẩm. Nó còn được nhiều người ví như "thần dược" tự nhiên. Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa, bạn sẽ hiểu lý do vì sao loại trái cây này được đánh giá cao đến vậy.

Các loại dừa phổ biến ở Việt Nam

Dừa là một loại cây nhiệt đới, có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, dừa không chỉ là một phần trong văn hóa ẩm thực mà còn mang lại giá trị kinh tế to lớn. Từ nước dừa, cơm dừa, dầu dừa, đến vỏ và xơ dừa, tất cả đều có ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Có thể kể đến các loại dừa phổ biến tại Việt Nam như:

  • Dừa xiêm là loại dừa phổ biến, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Dừa xiêm có nhiều loại khác nhau, như dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ và dừa xiêm lùn. Điểm đặc biệt của dừa xiêm là nước ngọt, chứa nhiều chất điện giải, ít calo.
  • Dừa ta thường được trồng ở các khu vực ven biển. Dừa ta có cơm dày, chứa nhiều chất béo lành mạnh. Cơm dừa được khai thác để làm nguyên liệu nấu ăn hay nước cốt dừa.
  • Dừa dâu, với nước ngọt thanh và cơm dừa mỏng, thường được dùng để uống, làm nước giải khát.
  • Dừa sáp là một loại dừa quý hiếm với cơm dẻo, béo ngậy, vị ngọt tự nhiên và giàu năng lượng. Dừa sáp còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất.
  • Dừa dứa là một loại dừa đặc biệt, với nước dừa ngọt mát và hương thơm đặc trưng của quả dứa. Không chỉ hấp dẫn về mặt hương vị, dừa dứa còn chứa hàm lượng vitamin C khá cao.
  • Dừa Mã Lai chủ yếu được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở khu vực Tiền Giang và Bến Tre. Loại dừa này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ nước giải khát, nước cốt dừa cho đến các món ăn truyền thống.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa 1
Các loại dừa ở nước ta có hương vị thơm ngon và giá trị kinh tế cao

Thành phần dinh dưỡng nổi bật của các loại dừa

Mỗi loại dừa sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều cung cấp một số dưỡng chất cơ bản có lợi cho cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa và cơm dừa

Thành phần dinh dưỡng của 100g nước dừa:

  • Năng lượng: Khoảng 19 - 24 calo;
  • Nước: 94% (giúp cung cấp độ ẩm và bù nước cho cơ thể);
  • Chất béo: < 0.5g;
  • Carbohydrate: Khoảng 4.4g (chủ yếu là đường tự nhiên như glucose, fructose);
  • Chất xơ: < 0.5g;
  • Protein: 0.2g;
  • Kali: 250 - 300mg (giúp duy trì cân bằng điện giải);
  • Magie: 60mg (hỗ trợ hoạt động cơ bắp và thần kinh)
  • Natri: 30mg (giúp cân bằng điện giải);
  • Vitamin C: Khoảng 3 - 5mg (cung cấp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch);
  • Canxi: 24mg.

Thành phần dinh dưỡng của 100g cơm dừa:

  • Năng lượng: Khoảng 354 calo;
  • Chất béo: 33.5g (đa phần là các chất béo bão hòa như acid lauric, acid capric);
  • Carbohydrate: 15g (chủ yếu là tinh bột và đường);
  • Chất xơ: 9g (giúp cải thiện tiêu hóa);
  • Protein: 3.3g;
  • Kali: 356mg (giúp duy trì huyết áp ổn định);
  • Magie: 90mg (hỗ trợ cơ và thần kinh);
  • Natri: 20mg;
  • Vitamin C: 3mg;
  • Canxi: 10mg.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa 2
Việt Nam được coi là "thiên đường" của các loại dừa

So sánh sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng của các loại dừa

Như trên đã liệt kê, nước ra có nhiều loại dừa khác nhau. Để chọn được một loại phù hợp với mục đích sử dụng, Long Châu sẽ cùng bạn so sánh sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng của các loại dừa.

  • Dừa xiêm có đặc điểm nổi bật là nhiều nước, là lựa chọn tuyệt vời để giải khát, bù nước và bổ sung các chất điện giải. Nước dừa xiêm cũng ít calo, không béo, giúp giải khát hiệu quả mà không làm tăng lượng mỡ cơ thể.
  • Dừa ta có cơm dày, giàu chất béo lành mạnh như acid lauric. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các món ăn chế biến từ dừa như sữa dừa, nước cốt dừa, xôi dừa, chè dừa,…
  • Dừa dâu có nước dừa ngọt thanh, ít béo hơn các loại dừa khác. Cơm dừa mỏng, chủ yếu được sử dụng để uống. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thức uống ngọt ngào và tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.
  • Dừa sáp là loại dừa có cơm dẻo, béo ngậy và giàu năng lượng. Đây là loại dừa đặc biệt phù hợp cho những ai cần cung cấp năng lượng nhanh chóng và chất béo lành mạnh cho cơ thể, như vận động viên hoặc người cần tăng cường thể lực.
  • Dừa dứa lại có nước dừa ngọt mát, cơm mỏng, không béo nhưng chứa một lượng chất chống oxy hóa lớn. Loại dừa này đặc biệt hữu ích trong việc duy trì làn da khỏe mạnh và chống lão hóa.

Các loại dừa mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?

Từ nước dừa tươi đến cơm dừa, tất cả đều chứa các chất dinh dưỡng quan trọng. Với sự phong phú về thành phần dưỡng chất, các loại dừa đều mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe.

Các loại dừa giúp giải khát và bù nước

Nước dừa tươi là thức uống giải khát lý tưởng, đặc biệt vào mùa hè. Theo nghiên cứu, nước dừa có hàm lượng chất điện giải tự nhiên cao, bao gồm kali, natri và magie. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai hoạt động thể thao, sau khi lao động nặng hoặc cần phục hồi sau khi mất nước vì sốt. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy nước dừa có thể thay thế dung dịch điện giải trong việc duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa 3
Có quá nhiều lợi ích tuyệt vời từ trái dừa

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Chất béo trong các loại dừa chủ yếu là các axit béo chuỗi trung bình (MCTs), như axit lauric. Loại chất béo này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL). Ngoài ra, kali trong nước dừa giúp điều hòa huyết áp, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch phổ biến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hỗ trợ tiêu hóa

Cơm dừa là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Chất xơ không chỉ hỗ trợ nhu động ruột mà còn giúp giảm cảm giác đầy hơi và khó tiêu. Nước dừa cũng có tác dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày hoặc khó tiêu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Dầu dừa chứa axit lauric, một hợp chất có đặc tính chống vi khuẩn, virus và nấm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy axit lauric có thể giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch. Điều này giúp tăng khả năng tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt trong mùa dịch bệnh hoặc khi cơ thể cần phục hồi sau nhiễm trùng.

Ngoài những công dụng trên, dầu dừa còn được dùng để dưỡng da và tóc. Nước dừa cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như: Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa, chữa Gout bằng dừa xiêm,…

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của các loại dừa 4
Không khó hiểu khi loại trái cây này được yêu thích đến vậy

Các loại dừa giống như "kho báu" dinh dưỡng của thiên nhiên ban tặng cho con người. Thật may mắn là ở nước ta có nhiều loại dừa và loại trái cây này rất phổ biến với giá rẻ. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị của dừa, bạn hãy chọn loại dừa phù hợp với nhu cầu và sử dụng đúng cách.

Xem thêm: Mận cherry​: Vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt lại tốt cho sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin