Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?

Ngày 27/09/2023
Kích thước chữ

Máu nhiễm mỡ là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và đang ngày càng phổ biến. Để kiểm soát tình trạng này, những người mắc bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nhiều bạn đọc thắc mắc liệu người bị máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.

Tình trạng mỡ trong máu có thể tăng cao do nhiều yếu tố như: Hút thuốc lá, thiếu vận động, béo phì và đái tháo đường. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (transfat) cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mỡ máu cao.

Liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và mỡ trong máu

Để tìm hiểu máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không, chúng ta hãy xem xét mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và mỡ trong máu. Chế độ dinh dưỡng có tác động đáng kể đến tình trạng máu nhiễm mỡ. Máu nhiễm mỡ là một tình trạng không bình thường trong cân bằng lipid trong máu, bao gồm tăng nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), tăng triglyceride, tăng cholesterol máu toàn phần và giảm nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?
Mỡ trong máu có mối quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng hấp thụ mỗi ngày

Có nhiều nguyên nhân phổ biến gây máu nhiễm mỡ, bao gồm: Béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống quá nhiều rượu và chế độ dinh dưỡng không cân bằng, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng và loại chất béo trong chế độ ăn uống (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) có thể ảnh hưởng đến mức độ cholesterol trong máu, gây tăng nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các loại thực phẩm giàu chất béo như: Đồ chiên rán, thịt có vân mỡ thường chứa nhiều chất béo. Trái lại, sữa, trứng và một số loại thịt khác có ít chất béo và cholesterol hơn. Chất béo có thể được tìm thấy trong cả thực phẩm từ thực vật và động vật, trong khi cholesterol chỉ có mặt trong thực phẩm từ nguồn động vật. Một số loại thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol (trứng chiên) hoặc nhiều chất béo nhưng ít cholesterol (bơ đậu phộng và bơ) hoặc ít chất béo và nhiều cholesterol (tôm) hoặc ít cả hai (như trái cây).

Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?

Để trả lời cho câu hỏi máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không, các chuyên gia cho biết thịt gà có hàm lượng chất béo và cholesterol tương đối thấp, không gây tăng mỡ máu. Thêm vào đó, thịt gà còn chứa vitamin B và niacin, có khả năng sửa chữa mạch máu bị tổn thương, làm mềm mạch máu và ngăn ngừa sự tạo thành cặn cholesterol trong máu.

Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? 1
Máu nhiễm mỡ có thể ăn được thịt gà nhưng cần chú ý lựa chọn và chế biến

Bệnh nhân mắc huyết áp cao hoặc mỡ máu có thể xem xét việc tiêu thụ một số lượng nhỏ, khi bạn ăn thịt gà, bạn chỉ nên ăn phần thịt trắng, tốt nhất là phần ức. Tương tự như: Thịt vịt, thịt ức gà cũng chứa nhiều axit béo không no. Ngoài ra, người bị máu nhiễm mỡ cần hạn chế tiêu thụ da gà, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tăng lipid trong máu.

Ngoài thịt gà thì thịt thỏ và cá được nhận định là 3 loại thịt "khắc tinh" của bệnh mỡ máu. Thịt thỏ là một nguồn thực phẩm ít chất béo, giàu protein và vitamin B, có khả năng giảm mức chất béo trung tính và cholesterol trong cơ thể, kiểm soát mỡ máu. Ngoài ra, tiêu thụ thịt thỏ đúng cách còn có thể kích thích quá trình loại bỏ mỡ trong máu và gan. Mặc dù cá giàu chất béo, nhưng chủ yếu là axit béo không no, đây là thực phẩm giảm lượng cholesterol trong máu được đánh giá cao. Hàm lượng magie trong cá cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não. Bạn có thể tìm hiểu thêm người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì để biết cách xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Hướng dẫn sử dụng thịt gà an toàn cho người tăng mỡ máu

Ngoài máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không, thì vấn đề sử dụng thịt gà an toàn cho người mỡ máu cao cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Bạn có thể thực hiện các chế biến cho người máu nhiễm mỡ theo chỉ dẫn sau:

Lựa chọn phần thịt gà

Người mỡ máu cao nên loại bỏ da khi ăn thịt gia cầm, bao gồm thịt gà. Bạn cũng nên chú ý chọn phần thịt gà, vì lượng cholesterol có thể khác nhau giữa thịt ức, thịt đùi và cánh gà. Trong số này, thịt ức chứa ít cholesterol nhất và là phần thịt phù hợp cho chế độ ăn của người mỡ máu cao.

Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? 2
Người mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt gà với hình thức chiên hay rán

Cách chế biến

Phương pháp nấu thịt gà có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thực phẩm. Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu (LDL-cholesterol).

Người mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt gà với hình thức chiên hay rán. Ví dụ, miếng ức gà 100g sau khi chiên giòn sẽ chứa khoảng 85-89mg cholesterol. Trong khi đó, ức gà nướng chứa 84mg cholesterol và ức gà hầm chỉ chứa 77mg cholesterol.

Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không cũng có mối liên hệ mật thiết với việc kiểm soát lượng cholesterol trong thịt gà. Để làm được điều này bạn cần tránh các phương pháp nấu nướng sử dụng nhiều dầu ăn như: Chiên, rán. Thay vào đó, hãy chế biến thịt gà bằng phương pháp nướng, hấp, luộc, hầm với lượng muối ăn vừa phải.

Kết hợp với thực phẩm khác

Người mắc mỡ máu cao vẫn có thể tận hưởng thịt gà sau khi chế biến đúng cách. Bạn có thể kết hợp thịt gà với các thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hạt hạch, dầu olive để giảm lượng cholesterol. Sử dụng ức gà nướng trong các món salad rau củ cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? 3
Nên kết hợp thịt gà với thực phẩm khác để giảm lượng cholesterol

Tóm lại máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là có, nhưng cần ăn với lượng hợp lý và chỉ nên ăn phần thịt trắng. Hi vọng thông tin trên đã giúp ích bạn trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe đặc biệt là ở những người máu nhiễm mỡ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin