Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sử dụng cà gai leo như một phương pháp điều trị giảm mỡ máu đã được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, câu hỏi “Cà gai leo có giảm mỡ máu không?” vẫn còn là điều lo lắng, thắc mắc của không ít người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dùng cà gai leo để giảm mỡ máu là phương pháp dân gian đang được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lạm dụng loại thảo dược này để điều trị giảm mỡ máu đã gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vậy cà gai leo là gì? Cà gai leo có giảm mỡ máu không? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cây cà gai leo còn được biết đến dưới những tên gọi khác như cà quánh, cà lù,... Đây là một loại thực vật thân nhỏ và có khả năng mọc leo trên các cây khác hoặc mọc lan dưới mặt đất. Lá của cây cà gai leo có màu xanh, mọc xen kẽ, có hình dạng trứng hoặc thuôn dài. Gốc lá hình lưỡi rìu hoặc tròn, mặt dưới lá có nhiều lông mềm màu trắng, mặt trên có gai. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 12. Quả của cây cà gai leo có hình cầu, màu đỏ, mọng và bóng, đường kính từ 7 - 9 mm. Hạt có màu vàng nhạt, kích thước khoảng 3x2 mm.
Cà gai leo là một loại cây thân thảo, thường xuất hiện ở các vùng đồng bằng ven biển của Việt Nam. Rễ và thân cây chứa nhiều hợp chất alcaloid và flavonoid, có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm lượng mỡ tích tụ trong gan cũng như giảm đau ở vùng sườn phải và giảm căng thẳng.
Cà gai leo là một loại cây thuốc nam có vị hơi the và tính ấm. Nó có tác dụng trong việc giải độc gan và tăng cường chức năng gan. Đặc biệt, cà gai leo đã được ghi nhận trong y học cổ truyền về hiệu quả ổn định tế bào gan và hỗ trợ điều trị viêm gan B. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã khẳng định rằng cà gai leo chứa các hoạt chất có lợi cho gan, đặc biệt là khả năng kháng virus viêm gan B.
Cây cà gai leo có nhiều công dụng đa dạng và hữu ích trong việc hỗ trợ sức khỏe:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khoảng độ tuổi từ 15 - 45, phụ nữ thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau khi vào giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu thường tăng cao hơn, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Những nguyên nhân như thiếu vận động hoặc yếu tố cơ địa cũng góp phần dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ.
Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến dấu hiệu xơ vữa động mạch, đau tim và huyết áp cao. Việc thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên sẽ giúp giảm tỉ lệ mỡ trong máu.
Để giải đáp cho thắc mắc cà gai leo có giảm mỡ máu không thì câu trả lời là "có". Cà gai leo là một trong số những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Dựa theo quan điểm y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị the và độc tính nhẹ, là một thảo dược quý trong y học cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt, trong các bài thuốc hỗ trợ giảm mỡ máu cao, cà gai leo là một phương pháp rất thông dụng. Sử dụng cà gai leo hàng ngày như nước uống thay thế có thể mang lại lợi ích mà không gây tác dụng phụ.
Các thành phần trong cà gai leo có khả năng giúp tán phong, giảm đau, kháng viêm và tiêu độc. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ giảm đau ở vùng hạ sườn phải, cải thiện khả năng đào thải độc tố và mỡ tích tụ trong gan cũng như làm giảm phản ứng viêm tại gan khi bị gan nhiễm mỡ.
Tuy có nhiều tác động tích cực đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ nhưng việc sử dụng cà gai leo theo phương pháp dân gian cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các thành phần trong cà gai leo thường phát huy tác dụng chậm nên sự kiên trì và tuân thủ trong quá trình điều trị là cần thiết.
Sau khi tìm hiểu về cà gai leo có giảm mỡ máu không, chúng ta đã có đáp án cho riêng mình. Mặc dù không phải là biện pháp thay thế hoàn toàn cho việc điều trị bệnh nhưng cà gai leo vẫn là một lựa chọn tự nhiên, hữu ích để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa tình trạng mỡ máu. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn tuyệt đối không được quá lạm dụng nhé!
Xem thêm: Uống nước bí đao có giảm mỡ máu không?