Viêm amidan là bệnh đường hô hấp trên phổ biến và gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Vậy viêm amidan có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!
Amidan có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng và đường thở nhưng cũng dễ bị viêm nhiễm. Viêm amidan là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống, bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan là gì?
Viêm amidan là bệnh về tai mũi họng, thường gặp nhiều ở trẻ em, người trưởng thành sẽ ít bị hơn. Viêm amidan rất dễ mắc lại nhiều lần và để lại nhiều biến chứng như viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ngưng thở khi ngủ, viêm xoang, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, viêm cầu thận…
Amidan được cấu tạo bởi các tổ chức bạch huyết (tế bào lympho) có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, amidan còn là nhà máy sản xuất kháng thể IgG, đóng vai trò như một hàng rào vùng miệng - họng và rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Kháng thể này thường phát huy tác dụng mạnh trong độ tuổi từ 4 đến 10. Sau này, khi chúng ta càng lớn, chúng ta thấy amidan giảm dần mức độ miễn dịch và không còn hoạt động mạnh như trước nữa.
Amidan được kích hoạt để chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn trong vòm họng. Nếu amidan phản ứng thái quá trước sự xâm lấn này sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng tấy. Kết quả là các tế bào bạch cầu và xác vi khuẩn, bao gồm cả mô hoại tử, sẽ tập trung lại tại amidan, tạo thành những cục mủ có mùi hôi. Càng bị viêm nhiễm nhiều lần thì khả năng chống lại vi khuẩn của amidan càng yếu đi. Lúc này, những ổ viêm ở amidan sẽ châm ngòi cho các đợt viêm họng ở người bệnh.
Một số triệu chứng khi bị amidan
Một số triệu chứng sau đây là thể đang báo hiệu cho sự hiện diện của amidan, người bệnh cần hết sức lưu ý:
Khô họng, ngứa, hơi thở có mùi, cảm giác cổ họng có dị vật: Do tích tụ vi khuẩn, mủ ở amidan.
Phì đại amidan: Thường gặp ở trẻ em, với các biểu hiện như: Ăn uống khó khăn, nói ngọng, ngủ ngáy, hệ hô hấp kém thông thoáng, ngưng thở khi ngủ… Trường hợp amidan bị phì đại quá mức có thể gây nên chứng rối loạn hơi thở, khó nuốt và nói.
Xuất huyết amidan, có mũ màu vàng hoặc trắng trong miệng.
Hạch bạch huyết xuất hiện trong cổ họng, sau thành họng có thể sưng, đau, đỏ và số lượng tế bào bạch huyết tăng rõ rệt.
Ngoài ra còn có một số phản ứng phụ như: Trong những đợt viêm amidan cấp người bệnh có thể gặp phải tình trạng: Khó nuốt, sốt cao, viêm tai, amidan sưng đau, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn…
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Tùy theo từng trường hợp mà viêm amidan có nguy hiểm không. Cụ thể:
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan bị viêm sung huyết, tiết dịch hoặc mủ, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh do virus thường nhẹ, ngược lại, nếu do vi khuẩn thì tình trạng nghiêm trọng hơn, nhất là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì viêm amidan càng nặng. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Viêm amidan cấp tính thường khởi phát đột ngột với cảm giác rét, sau đó sốt cao 38-39 độ C, sau đó là hội chứng nhiễm khuẩn như: Mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ... Bệnh nhân nuốt đau, nuốt khó, khô họng, nóng rát, đặc biệt ở vị trí amidan, đau tai dữ dội, đau phế quản gây ho từng cơn, đờm nhầy, khàn tiếng, đau tức ngực.
Nếu do virus gây ra, toàn bộ niêm mạc họng sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo dịch tiết, amidan sưng đỏ, tổ chức bạch huyết phía sau họng cũng sưng tấy, kèm theo các triệu chứng: Chảy nước mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Nếu là bệnh do vi khuẩn thì amidan sưng đỏ, trên bề mặt có chấm mủ trắng hoặc mảng trắng, hạch dưới góc hàm sưng đau.
Tuy nhiên, việc phân biệt viêm amidan do virus hay viêm amidan do vi khuẩn chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi viêm amidan do virus có thể có các triệu chứng lâm sàng tương tự như viêm amidan do vi khuẩn và ngược lại. Viêm amidan có thể tự khỏi hoặc một số trường hợp cần phải điều trị.
Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm tái phát nhiều lần. Thông thường, amidan to lên theo phản ứng của cơ thể và có thể có mủ trắng trong các hốc. Ngược lại, ở người lớn tuổi, tình trạng viêm mãn tính có thể khiến amidan xơ teo đi.
Người bệnh thường sốt, ngứa, rát trong họng, khạc đờm do xuất tiết, hơi thở có mùi do mủ trong các hốc của amidan, ho khan thường xuyên, nhất là khi ngủ dậy vào buổi sáng, giọng hơi khàn, thở khò khè, ban đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan sưng to quá mức có thể gây ra tình trạng nuốt vướng, khó thở, thậm chí là ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Cách chăm sóc bệnh nhân viêm amidan
Bệnh nhân viêm amidan thường rơi vào trạng thái mệt mỏi vì ho nhiều và sốt cao. Ngoài ra, amidan sưng to gây khó khăn cho việc ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến đau khi nuốt.
Vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân và xây dựng thực đơn là rất quan trọng. Những gợi ý về thực đơn dưới đây sẽ giúp người bệnh có những cải thiện lớn trong chế độ ăn uống của mình.
Thực phẩm cần cho bệnh nhân
Người bệnh ăn uống khó khăn nên cần chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt. Điều này sẽ giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin, protein, thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm như gừng, mật ong.
Thực phẩm người bệnh nên tránh
Để hạn tình trạng bệnh trầm trọng hơn, người bệnh viêm amidan không nên ăn đồ cay, nóng hoặc lạnh, đồ sống. Ngoài ra, cần hạn chế ăn những thức ăn khô, cứng dễ gây khó nuốt, chán ăn.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về viêm amidan có nguy hiểm không. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amidan, cha mẹ cần nắm vững những kiến thức cần thiết để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu nhận thấy dấu hiệu viêm amidan mãn tính ở trẻ, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.