Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm ruột thừa nhẹ là tình trạng viêm nhiễm tại ruột thừa, xảy ra do tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp viêm ruột thừa nhẹ, các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng. Vậy nên thắc mắc đặt ra là viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không?
Viêm ruột thừa xảy ra phổ biến ở nhóm người từ 10 đến 30 tuổi. Mức độ nghiêm trọng của viêm ruột thừa phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, nhưng hầu hết các trường hợp đều thuộc loại viêm ruột thừa cấp.
Trong trường hợp viêm ruột thừa nhẹ, nhiều người thường tự đặt ra câu hỏi liệu viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về viêm ruột thừa nhẹ và những thông tin liên quan.
Viêm ruột thừa, còn được gọi là viêm ruột thừa cấp tính, là tình trạng mà ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm sưng. Ruột thừa là một cơ quan nằm ở phần dưới bên phải của hệ tiêu hóa. Mặc dù không rõ ràng về chức năng chính xác của nó trong cơ thể con người, nhưng nó được coi là một phần của hệ tiêu hóa.
Viêm ruột thừa thường xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong ruột thừa, khiến vi khuẩn phát triển quá mức và gây nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn này sẽ tăng lên nhanh chóng, ruột thừa sẽ trở nên sưng, viêm và tiết ra mủ, thậm chí là nứt ruột thừa, đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp viêm ruột thừa không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như sau:
Thường thì, ruột thừa thường nằm ở vùng hố chậu bên phải. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân ruột thừa lại có vị trí ở bên trái, gần gan hoặc phía sau manh tràng. Điều này tạo ra sự nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau, như bệnh viêm đại tràng, viêm buồng trứng, một số bệnh về đường tiết niệu, hay các bệnh về gan mật,...
Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn có thể gặp khi mắc bệnh viêm ruột thừa:
Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện một cách rõ rệt và có thể biến thiên tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đau bên phải dưới bụng thường là triệu chứng điển hình nhất.
Bởi vì triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa có thể tương tự nhiều bệnh lý khác, để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra hình ảnh cần thiết. Phương pháp phổ biến bao gồm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm và các loại hình chụp hình như X-quang, CT ổ bụng hoặc siêu âm.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị viêm ruột thừa cấp vừa mang lại hiệu quả cao vừa không gây ra biến chứng.
Trong trường hợp viêm ruột thừa được chẩn đoán sớm và tình trạng viêm ở mức nhẹ, phẫu thuật có thể tiến hành trong vòng 6 giờ đầu và gần như không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật ruột thừa diễn ra sau 72 giờ, nguy cơ biến chứng tăng cao do tình trạng viêm đã lan ra ngoài.
Một số trường hợp, thuốc nội khoa có thể được sử dụng để điều trị viêm ruột thừa, đạt hiệu quả lên đến 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát rất cao, khoảng 30% sau 1 năm điều trị. Chính vì vậy, phẫu thuật vẫn được coi là phương pháp tiêu chuẩn vàng trong việc điều trị viêm ruột thừa.
Thời gian phục hồi sau mổ ruột thừa phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật được sử dụng, bao gồm cả mổ nội soi và mổ hở, cũng như việc viêm ruột thừa có đi kèm biến chứng hay không. Cụ thể, bệnh nhân phẫu thuật bằng phương pháp nội soi thường có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật mở thông thường. Nếu viêm ruột thừa đi kèm biến chứng, thì tình trạng sẽ nguy hiểm và rủi ro cũng cao hơn so với trường hợp không có biến chứng.
Thường thì, người bệnh sau phẫu thuật nội soi có thể ra viện trong vòng 1 - 2 ngày và trở lại hoạt động bình thường trong vòng 2 - 3 ngày. Đối với các trường hợp có biến chứng, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng.
Các biện pháp hỗ trợ sau mổ ruột thừa bao gồm:
Viêm ruột thừa nhẹ có cần mổ không? Viêm ruột thừa, cho dù ở mức nhẹ hay nặng, đều thuộc loại bệnh cấp cứu ngoại khoa phổ biến và thường gặp nhất. Phẫu thuật là biện pháp điều trị cần thiết để loại bỏ và khắc phục các biến chứng nguy hiểm của tình trạng này. Các phương pháp hậu phẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần trong việc phục hồi sức khỏe của bệnh nhân và đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...