Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ thống đường dẫn truyền trong tim là một hệ thống phức tạp, gồm các nút, tế bào, tín hiệu cùng làm nhiệm vụ điều khiển nhịp tim của chúng ta. Cùng Nhà thuốc Long Châu “giải mã” hệ thống này ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mỗi nhịp trái tim đập, sẽ có các tín hiệu điện truyền qua tim. Chính những tín hiệu này khiến các bộ phận của tim giãn ra và co lại đồng thời kiểm soát lưu lượng máu qua tim và đi đến các bộ phận trên cơ thể. Điều khiển nhịp tim của bạn chính là hệ thống đường dẫn truyền trong tim. Vậy hệ thống này gồm những gì?
Trái tim của chúng ta chính là một chiếc máy làm nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể. Hệ thống dẫn truyền trong tim là một phần trong cấu tạo tim, bao gồm các sợi dẫn không phải mô thần kinh và các tế bào cơ tim có nhiệm vụ bắt đầu các xung động và truyền dẫn qua tim. Các xung động này sẽ bắt đầu một chu kỳ tim bình thường và điều phối sự giãn ra hay co lại của các buồng tim gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
Hệ thống dẫn truyền của tim gồm:
Nút xoang nhĩ hình trục, dài khoảng 10 - 20 mm, rộng 2 - 3 mm được cấu tạo từ chất nền mô sợi và các tế bào được xếp chặt chẽ với nhau. Nút xoang nhĩ nằm cách bề mặt thượng tâm mạc gần 1mm, bên trong tâm nhĩ phải và ở vị trí giao nhau giữa tâm nhĩ phải và mặt trước tim của tĩnh mạch chủ trên. Đây là nút chủ nhịp với các tế bào có thể tự phát xung điện. Nút xoang được điều hòa bởi hệ thần kinh tự động và được động mạch nút xoang cung cấp máu.
Hệ thống đường dẫn truyền trong tim cũng có 3 đường dẫn truyền nội tâm nhĩ gồm: Đường liên nút trước, đường liên nút giữa, đường liên nút sau. Đường liên nút chứa các tế bào biệt hóa có khả năng dẫn truyền xung động hoặc có khả năng tự động phát xung.
Nút nhĩ thất nằm phía trên và giữa vách liên thất và chỗ đổ vào của xoang cảnh. Nó có chức năng nhận xung điện từ nút xoang và dẫn truyền các xung điện này xuống bó His. Nút nhĩ thất có vận tốc dẫn truyền xung điện chậm nhất và được động mạch nút nhĩ thất cấp máu.
Bó His và các nhánh của bó His có nhiệm vụ nhận xung điện từ nút nhĩ thất, cung cấp các đường dẫn truyền cho thất trái và ngăn cản sự dẫn truyền ngược lên nhĩ. Nó cũng có nhiệm vụ lọc và loại bỏ các rối loạn nhịp nhanh nhĩ. Bó His tách ra thành 2 nhánh: Nhánh phải đi đến thất phải, nhánh trái tiếp tục tách ra thành phân nhánh trái trước và trái sau.
Mạng Purkinje là phần tận cùng của hệ thống dẫn truyền trong tim. Nó gồm các sợi tận cùng của bó His, nằm ở lớp dưới nội tâm mạc để đảm bảo sự co bóp đồng bộ của tâm thất. Mạng Purkinje có tốc độ dẫn truyền xung điện nhanh nhất trong số tất cả các tế bào cơ tim.
Hệ thống đường dẫn truyền trong tim và sự dẫn truyền trong tim cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến sự dẫn truyền trong tim như:
Trong nhiều trường hợp, hệ thống đường dẫn truyền trong tim bị ảnh hưởng gây ra các vấn đề về nhịp tim có nguyên nhân do di truyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, chúng ta có thể giúp hệ thống dẫn truyền tim khỏe mạnh bằng cách:
Một lối sống lành mạnh, tốt cho hoạt động của trái tim bao gồm:
Ngoài việc xây dựng những thói quen tốt, chúng ta cũng nên tránh xa các thói quen xấu như:
Hệ thống đường dẫn truyền trong tim giống như những động cơ, bộ phận của một chiếc máy bơm máu đi khắp cơ thể. Các tín hiệu điện truyền qua hệ thống này và giúp tim hoạt động co bóp nhịp nhàng. Điều này giúp các bộ phận trên toàn bộ cơ thể nhận được chất dinh dưỡng và oxy đầy đủ. Vì vậy, hãy làm bất cứ điều gì có thể để hệ thống dẫn truyền trong tim luôn khỏe mạnh bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.