Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương chậu là gì? Xương chậu nằm ở đâu? Chức năng và nhiệm vụ của xương chậu là gì? Khi nào cần đi khám xương chậu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu về giải phẫu xương chậu.
Khung xương chậu nằm ở phần dưới của cơ thể, đóng vai trò như một cầu nối giữa thân trên và chân. Khung xương chậu có chức năng như một bệ đỡ cho ruột, đồng thời chứa đựng một số cơ quan như bàng quang và các cơ quan sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc về giải phẫu xương chậu cũng như một số vấn đề liên quan khác.
Vị trí của xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, dưới thắt lưng và bao quanh đoạn dưới của xương cột sống. Xét ở góc độ khác, xương chậu nằm trên phần xương đùi, kết hợp với xương hông và phần đầu xương đùi. Vùng xương chậu nằm từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, dưới eo và bao trọn từ vùng hông đến đùi.
Xương chậu, còn được gọi là xương dẹt, là vùng xương có diện tích lớn nhất trong cơ thể con người. Xương chậu có hình cánh quạt với 4 bờ, 2 mặt và 4 góc, được tạo thành từ ba xương: Xương cánh chậu ở trên, xương mu ở phía trước và xương ngồi ở phía sau.
Mặt ngoài của xương chậu: Ở giữa có ổ cối khớp với chỏm xương đùi, xung quanh là vành ổ cối gắn với khuyết ổ cối. Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác, phía sau là xương ngồi, phía trước là xương mu và ở trên là xương cánh chậu lõm xuống tạo thành hố chậu. Tại hố chậu có ba diện để bám vào cơ mông.
Mặt trong của xương chậu có một gờ nhô lên chia mặt này thành hai phần:
Xương chậu được xem như là nền móng của ngôi nhà ấy. Với diện tích lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể con người, xương chậu nối cột sống với xương đùi và phân bố đều trọng lượng cơ thể từ đỉnh đầu xuống thắt lưng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là “chìa khóa” để giữ gìn sức khỏe.
Về cơ bản, xương chậu có các chức năng chính và phụ như sau:
Xương chậu chống đỡ trọng lượng của phần thân trên khi cơ thể ngồi và đứng, chuyển hóa trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung chi dưới khi đi đứng, chạy nhảy và thực hiện các hoạt động của phần dưới cơ thể. Nó giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực từ các cơ vận động và tư thế mạnh.
Chính vai trò này đã góp phần quan trọng vào sự tiến hóa, khiến con người trở thành động vật bậc cao so với các loài động vật khác.
Xương chậu chứa và bảo vệ nội tạng trong vùng chậu, bao gồm phần dưới của hệ thống tiết niệu và các cơ quan sinh sản. Nó liên kết các cơ quan sinh sản bên ngoài và các cơ và màng liên quan.
Đặc biệt đối với phụ nữ, xương chậu có đặc điểm là rộng và nông, tạo hình dáng giống như chậu rửa mặt và bảo vệ các cơ quan nội tạng như tử cung, buồng trứng, đường ruột và bàng quang. Trong quá trình mang thai, xương chậu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi.
Nếu xảy ra giãn xương chậu, tử cung và đường ruột có thể bị đẩy xuống sâu hơn so với bình thường, dẫn đến phình bụng dưới và cản trở tuần hoàn máu trong vùng xương chậu. Điều này có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như đau bụng kinh, lạnh bụng và rối loạn tiểu tiện.
Xương chậu ở nam giới và nữ giới có những đặc điểm khác biệt đáng chú ý.
Một số dấu hiệu bất thường của xương chậu có thể bao gồm:
Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, hãy đi khám và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về xương chậu, vị trí, cấu tạo chức năng cũng như một số vấn đề liên quan khác. Nhìn chung xương chậu có kích thước lớn và là một trong các xương quan trọng nhất của cơ thể. Vì thế, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để bảo vệ chức năng xương chậu và hạn chế những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.