Góc giải đáp: Nội soi dạ dày có được uống nước không?
Ngày 18/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nội soi dạ dày có được uống nước không là câu hỏi của đa số người chuẩn bị thực hiện thủ thuật kiểm tra sức khỏe này. Ngoài việc không ăn, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến việc có được uống nước trước khi nội soi để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thăm khám.
Nội soi dạ dày là thủ thuật chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là các vấn đề về dạ dày. Để giải đáp câu hỏi nội soi dạ dày có được uống nước không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu đôi điều về phương pháp nội soi dạ dày
Trước khi tìm hiểu việc nội soi dạ dày có được uống nước không, bạn đọc cũng cần biết một số thông tin cơ bản về phương thức chẩn đoán bệnh lý này nhằm hiểu hơn về nội soi dạ dày, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện.
Nội soi dạ dày là gì?
Phương pháp nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán bệnh lý thông qua hình ảnh quan sát được, thường được áp dụng trong thăm khám các bệnh lý về đường tiêu hóa. Khi thực hiện nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng vào hệ tiêu hóa thông qua mũi hoặc miệng của người bệnh.
Ống nội soi dạ dày được đưa vào cơ thể dọc theo chiều dài ống, đi đến các bộ phận như dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Thông qua hình ảnh được camera phản ánh, bác sĩ có thể quan sát được rõ ràng thực trạng cơ quan nội tạng, cụ thể là các cơ quan tiêu hóa, từ đó phát hiện những tổn thương hoặc bất thường ở những cơ quan này.
Thời gian trung bình cho mỗi lần nội soi dạ dày là khoảng 20 - 45 phút tùy vào tình trạng bệnh nhân cũng như hình thức nội soi dạ dày được sử dụng. Hiện nay có 3 dạng nội soi dạ dày phổ biến gồm có:
Hiện nay, hình thức nội soi dạ dày gây mê được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi tính hiệu quả cao, tránh gây khó chịu cho người thực hiện, giảm tổn thương họng trong quá trình nội soi dạ dày, hạn chế nôn ói, đau rát họng,...
Nội soi dạ dày gồm những gì?
Nội soi dạ dày có được uống nước không? Để trả lời thắc mắc này, bạn cần nắm được quy trình thực hiện nội soi dạ dày để hiểu nước có ảnh hưởng đến quá trình quan sát, nội soi, chẩn đoán của bác sĩ hay không. Nội soi dạ dày được thực hiện với các bước như sau:
Bước 1: Bệnh nhân thay quần áo phù hợp để thực hiện quá trình nội soi dạ dày. Điều dưỡng hoặc bác sĩ sẽ phát thuốc uống chống tạo bọt giúp hỗ trợ việc quan sát dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ bỏ sót tổn thương trong quá trình quan sát.
Bước 2: Bác sĩ gắn máy đo huyết áp, nhịp tim, nhịp thở cho bệnh nhân, sau đó là truyền thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch (đối với nội soi dạ dày gây mê), nếu là nội soi dạ dày thông thường sẽ không có bước này.
Bước 3: Ống nội soi được đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường miệng hoặc mũi và thực hiện quá trình thăm khám, chẩn đoán hình ảnh.
Bước 4: Sau khi thăm khám xong, bác sĩ tiến hành rút ống nội soi ra ngoài. Bệnh nhân khi này được chuyển sang phòng chờ để theo dõi đến khi tỉnh lại.
Bước 5: Bệnh nhân tỉnh táo cần thay quần áo và kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim, nhịp thở theo hướng dẫn từ bác sĩ. Kết thúc quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ thông báo kết quả khám bệnh đến bệnh nhân.
Nội soi dạ dày có được uống nước không?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu từ bệnh nhân là nội soi dạ dày có được uống nước không, nên uống nước đóng chai hay nước đun sôi để nguội. Theo thông tin từ các bác sĩ chuyên nội soi, bệnh nhân trước khi nội soi dạ dày không được ăn bất cứ thực phẩm nào để tránh cản trở trong quá trình quan sát của bác sĩ.
Việc này đồng nghĩa với việc khi ăn no, bệnh nhân không thể thực hiện nội soi dạ dày ngay lập tức. Cần nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày? Bác sĩ khuyến cáo nên nhịn ăn tối thiểu là 6 tiếng để thức ăn trước đó được tiêu hóa hết, tránh tạo lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.
Vậy nội soi dạ dày có được uống nước không? Bệnh nhân hoàn toàn có thể uống nước khi thực hiện nội soi dạ dày nhưng tốt nhất nên tránh uống trước khi nội soi ít nhất 2 tiếng. Vậy, bệnh nhân nên uống nước đun sôi để nguội hay nước lọc? Loại nước nên uống là nước lọc thay vì nước sôi để nguội, bệnh nhân cần tránh các loại nước có màu, nước có gas, nước ngọt, cà phê, sữa,... để không làm ảnh hưởng đến quá trình nội soi của bác sĩ.
Lượng nước lọc bệnh nhân uống trước khi nội soi dạ dày cũng cần được kiểm soát, không nên uống quá nhiều sẽ dễ gây trào ngược vào phổi trong khi thực hiện nội soi gây nguy hiểm đến sức khỏe và làm gián đoạn việc nội soi chẩn đoán bệnh lý.
Lưu ý cần ghi nhớ trước khi nội soi dạ dày
Bên cạnh việc nội soi dạ dày có được uống nước không, uống nước lavie có đun sôi được không, hay uống nước mưa đun sôi có tốt không, bệnh nhân cũng cần lưu ý những điều dưới đây để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, kết quả nội soi chính xác, giảm cảm giác khó chịu khi nội soi dạ dày.
Giữ tâm lý thoải mái: Tâm lý thoải mái rất cần thiết trong việc chuẩn bị nội soi dạ dày. Sợ hãi, lo lắng, căng thẳng,... sẽ khiến hệ thần kinh nhạy cảm hơn, kích thích dạ dày và làm sai lệch kết quả nội soi. Nội soi dạ dày có đau không? Nếu bạn nhạy cảm với cơn đau và quá lo lắng khi nội soi, hãy lựa chọn phương pháp nội soi gây mê.
Nên đi khám cùng người thân hoặc người quen: Đi nội soi dạ dày cùng với người thân, người quen sẽ giúp tinh thần bệnh nhân thoải mái hơn, hỗ trợ tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh lý. Bên cạnh đó, trẻ em, người lớn tuổi cũng cần đi cùng người thân, người quen để hỗ trợ các thủ tục thăm khám và nhận kết quả nội soi.
Báo với bác sĩ nếu đang dùng thuốc: Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc để điều trị bệnh cần báo trước với bác sĩ nội soi trước khi thực hiện vì theo nghiên cứu, một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP trong dạ dày khiến kết quả thăm khám bị sai lệch. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng thuốc trước khi nội soi 2 - 4 tuần nếu loại thuốc đang dùng có ảnh hưởng đến dạ dày. Các loại thuốc chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu cần dừng uống 3 - 7 ngày trước khi nội soi dạ dày.
Tóm lại, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nên nhịn uống nước ít nhất 2 tiếng, tuyệt đối không sử dụng cà phê, nước có màu, rượu, bia, sữa… trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày để hạn chế tình trạng trào ngược vào phổi, cũng như giúp bác sĩ quan sát rõ những vùng niêm mạc dạ dày có tổn thương.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.