Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Góc hỏi đáp: Bị giời leo (zona thần kinh) có lây không?

Ngày 24/05/2023
Kích thước chữ

Giời leo có lây không? Bệnh giời leo không lây, nhưng một người có thể lây lan virus khi phát ban giời leo ở giai đoạn phồng rộp. Điều quan trọng là phải che phủ các vết phát ban do bệnh giời leo cho đến khi các vết phồng rộp đóng vảy.

Giời leo hay zona thần kinh là một tình trạng gây ra bởi virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Virus varicella-zoster sẽ tồn tại trong mô thần kinh của người cho đến hết đời. Trong phần lớn thời gian đó, virus ở trạng thái không hoạt động. Nhưng nó có thể kích hoạt lại nhiều năm sau đó và mắc lại bệnh zona. Vậy bị bệnh giời leo có lây không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.

Tại sao lại bị giời leo? Giời leo có lây không?

Hầu hết mọi người đều có virus varicella-zoster trong cơ thể, nhưng cứ ba người nhiễm virus thì chỉ có một người bị bệnh giời leo.

Tuy nhiên, khả năng mắc giời leo tăng lên khi một người già đi. Khoảng một nửa số trường hợp mắc giời leo sau 60 tuổi và nguy cơ tăng đáng kể từ 70 tuổi trở đi.

Góc hỏi đáp: Bị giời leo (zona thần kinh) có lây không? 1
Tại sao lại bị giời leo? Giời leo có lây không?

Bạn có thể có nguy cơ mắc giời leo cao hơn nếu:

  • Đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như thuốc được dùng sau khi cấy ghép nội tạng và một số phương pháp điều trị ung thư.
  • Căng thẳng.
  • Phơi nắng quá nhiều.

Ngay cả cảm lạnh thông thường cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh zona ở một số người.

Triệu chứng của giời leo

Bệnh giời leo còn được gọi là zona thần kinh vì nó gây đau dây thần kinh.

Các triệu chứng bệnh giời leo ban đầu bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Đau bụng.
  • Ngứa ran, nóng rát, tê và đau trên da.
  • Nổi mụn nước.
Góc hỏi đáp: Bị giời leo (zona thần kinh) có lây không? 2
Nổi mụn nước, ngứa rát trên da là những triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất ở bệnh giời leo

Giời leo có lây không?

Bệnh giời leo không lây nhiễm trực tiếp, nhưng virus Varicella-Zoster có thể lây sang người khác qua bọng nước nếu không được che chắn tốt. Lây nhiễm chỉ xảy ra từ khi bọng nước hình thành đến khi chúng kết vảy

Cơ chế lây lan của giời leo

Virus varicella-zoster thường có thể lây lan từ người bị bệnh zona sang người chưa bao giờ bị thủy đậu. Nếu một người đã từng mắc bệnh thủy đậu thì trong cơ thể họ thường có kháng thể chống lại virus.

Bệnh giời leo gây ra các vết phồng rộp hở. Virus varicella-zoster có thể lây lan qua tiếp xúc với mụn nước zona chưa đóng vảy. Nếu chưa bị thủy đậu, bạn có thể nhiễm virus varicella-zoster do tiếp xúc với virus qua vết phồng rộp giời leo của người khác. Điều này có thể dẫn đến bệnh thủy đậu.

Virus không lây lan sau khi mụn nước hình thành vảy cứng. Một khi mụn nước đóng vảy, chúng không thể truyền virus nữa. Virus cũng không lây lan khi các mụn nước được che phủ tốt.

Bạn sẽ không bị lây giời leo khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết miệng của người bị bệnh, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm. Điều đó có nghĩa là bạn không bị bệnh giời leo nếu ai đó ho hoặc hắt hơi vào bạn.

Điều trị và phòng tránh lây lan giời leo

Cách điều trị giời leo

Một số loại thuốc kháng virus như acyclovir 800mg, valacyclovir và famciclovir có sẵn để điều trị giời leo và rút ngắn thời gian cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất nếu bạn bắt đầu dùng chúng càng sớm càng tốt sau khi phát ban xuất hiện.

Thuốc giảm đau, không kê đơn hoặc theo toa của bác sĩ, có thể giúp giảm đau do bệnh giời leo. Chườm ướt, kem dưỡng da calamine và tắm bột yến mạch dạng keo (tắm nước ấm trộn với bột yến mạch nghiền) có thể giúp giảm ngứa.

Làm sao để phòng tránh lây giời leo?

Để ngăn virus lây truyền, hãy che kín các vết phát ban của bệnh giời leo. Che vết phát ban từ khi mụn nước xuất hiện cho đến khi chúng đóng vảy. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ), quá trình này thường mất từ ​​7 đến 10 ngày.

Góc hỏi đáp: Bị giời leo (zona thần kinh) có lây không? 3
Không cào, gãi mụn nước để tránh lây lan giời leo ra các khu vực khác và cho người không mắc bệnh
  • Phát ban thường sẽ hết sau 2 đến 4 tuần.
  • Giữ vết phát ban zona sạch sẽ và che phủ kỹ. Điều này có thể giúp ngăn người khác tiếp xúc với mụn nước của bạn.
  • Rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, không chạm vào mụn nước.
  • Tránh ở gần phụ nữ mang thai. virus varicella-zoster có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho cả người mang thai như viêm phổi và tổn thương vĩnh viễn cho thai nhi. Nếu bạn phát hiện mình bị bệnh zona sau khi tiếp xúc với người đang mang thai, hãy cho họ biết ngay để nhờ bác sĩ sản phụ khoa tư vấn.
  • Tránh xa trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân và trẻ chưa bị thủy đậu hoặc vắc-xin. Ngoài ra, tránh những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bao gồm những người nhiễm HIV, người được cấy ghép nội tạng và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc hóa trị.

Vậy giời leo có lây không? Giời leo không lây nhiễm, nhưng virus có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc với vết phát ban khi có mụn nước. Nếu vết phát ban được che phủ tốt thì sẽ không lây cho người khác và việc lây truyền chỉ có thể xảy ra từ khi mụn nước hình thành cho đến khi chúng đóng vảy.

Bên cạnh đó, việc phòng bệnh zona thần kinh rất quan trọng, hiện Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có đặt trước vắc xin Shingrix - Vắc xin được khuyến cáo phòng ngừa bệnh lý Zona thần kinh do chủng Herpes Zoster gây nên. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin