Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đậu phộng là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Đậu phộng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy ăn đậu phộng có ho hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.
Đậu phộng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho trí não, ngăn ngừa bệnh ung thư, tốt cho sự phát triển của thai nhi… Tuy nhiên chỉ khi sử dụng loại thực phẩm này một cách khoa học, hợp lý thì mới có thể phát huy hết công dụng của nó.
Đậu phộng hay còn gọi là lạc được sử dụng nhiều trong chế biến các loại món ăn khác nhau: Chè đậu phộng, kẹo đậu phộng, gỏi đậu phộng… hoặc ăn rang trực tiếp. Loại hạt này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
100 gram đậu phộng có chứa 50 gram chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa tốt cho hệ tim mạch. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên đưa loại hạt này vào thực đơn hàng ngày có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp thấp hơn những người không ăn nó.
Hàm lượng carbohydrate có trong đậu phộng cực kỳ thấp, chỉ chiếm khoảng 13 đến 16% tổng trọng lượng. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ăn đậu phộng.
Hàm lượng protein trong đậu phộng chiếm khoảng 22 đến 30% lượng calo, được xem là khá cao. Tuy nhiên, protein thực vật rất dễ tiêu hóa và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, đậu phộng còn chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B5, B6 và các khoáng chất thiết yếu khác như canxi, kali, kẽm, đồng…
Trong Đông y, đậu phộng được coi là có tính nóng nên người bị ho không nên ăn loại thực phẩm này. Đồng thời, đậu phộng còn chứa một lượng lớn dầu có thể gây kích ứng họng và tăng tiết đờm. Điều này có thể khiến bệnh nhân ho lâu hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Nếu ăn đậu phộng khi ho bạn cần bỏ vỏ và không rang với dầu. Không bao giờ ăn đậu nảy mầm, mốc hoặc có mùi. Bởi lúc này các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh sinh sôi và sản sinh ra nhiều độc tố nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Việc ăn đậu phộng có gây ho hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Bạn nên gặp bác sĩ và nhận lời khuyên trước khi sử dụng loại hạt này trong các bữa ăn hàng ngày.
Ăn đậu phộng có bị ho không? Câu trả lời cho vấn đề này là có, vậy nếu bị ho bạn nên ăn những thực phẩm nào?
Dừa, mía và các sản phẩm từ chúng rất có lợi cho sức khỏe khi cơ thể hoạt động tốt. Nhưng khi bị ho hãy nhớ rằng đừng ăn bất cứ thứ gì liên quan đến dừa và mía. Lí do là vì hai loại quả này có tính lạnh nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến nội tạng trong cơ thể, khiến tình trạng ho kéo dài hơn.
Các loại cây họ nhà cam và chanh rất giàu vitamin C, chất xơ và khoáng chất nên có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy khi bị ho nhiều người thường ăn nhiều cam, quýt để nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng chỉ có vỏ ngoài của những loại trái cây này mới thực sự có tác dụng điều trị ho, còn bên trong có chứa cellulite khiến cơ thể nóng lên và tiết ra nhiều đờm hơn.
Tuy hai loại rau này có tác dụng giải nhiệt rất tốt nhưng chúng ta không nên dùng để sử dụng trong các bữa ăn khi bị ho. Vì chúng chứa nhiều chất nhầy nên sau khi ăn có thể tạo ra đờm, kích ứng cổ họng và gây ho. Các loại củ có chất nhầy như khoai sọ và củ từ cũng không được khuyến khích sử dụng.
Thực phẩm quá cay hoặc quá lạnh như ớt, gừng, hạt tiêu, sả, mù tạt…, có thể gây kích ứng vòm họng và làm nặng thêm các triệu chứng ho. Khi đó, cơn ho có thể chuyển sang ho sặc và đe dọa tính mạng.
Khi bị ho không nên ăn hải sản như tôm, cua vì vỏ của những loại hải sản này dễ gây kích ứng hệ hô hấp. Những người bị dị ứng với protein trong tôm, cua, hải sản chắc chắn không nên ăn vì có thể gây ho kích ứng.
Ăn quá nhiều đường, chất béo, đồ ăn ngọt, mặn dễ khiến cơ thể nóng lên và các triệu chứng ho trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ăn đậu phộng có ho hay không. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và biết được những loại thực phẩm nào nên và không nên ăn khi bị ho để bệnh được cải thiện tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.