Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Người bị vết thương hở có được ăn đậu phộng?

Ngày 04/09/2023
Kích thước chữ

Khi bị vết thương hở, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố để đảm bảo quá trình làm lành vết thương và tránh những biến chứng không mong muốn. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người thường đặt ra là bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đậu phộng là một loại hạt có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mạnh đối với một số người. Vậy bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?

Giá trị dinh dưỡng mà đậu phộng mang lại

Đậu phộng, còn được gọi là lạc, là một loại cây họ đậu phổ biến ở nhiều quốc gia. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phộng có chứa một lượng dinh dưỡng rất cao, dù được chế biến theo nhiều cách khác nhau như rang, xay, luộc hoặc kết hợp với các món ăn khác. Đậu phộng có hương vị béo ngậy, được sử dụng rộng rãi trong các món mặn và chay.

Trong 100 gam hạt đậu phộng chưa chế biến, có các thành phần chính sau:

  • Lượng calo: 567;
  • Hàm lượng nước: khoảng 7%;
  • Protein: 25.80 gam;
  • Đường: 4.7 gam;
  • Chất xơ: 8.5 gam;
  • Carbohydrate: 16.10 gam;
  • Chất béo: 49.2 gam;
  • Chất béo bão hòa: 6.28 gam;
  • Chất béo không bão hòa đơn: 24.43 gam;
  • Chất béo không bão hòa đa: 15.56 gam;
  • Omega 6: 15.56 gam;

Bên cạnh đó, đậu phộng cũng cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như: Folate, niacin, biotin, mangan, nagie, ohốt pho, vitamin B1, C, E,… giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý. Trong đó, đậu phộng làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, thúc đẩy chức năng sinh sản của phụ nữ.

Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng? 1
Đậu phộng là một trong các loại hạt giàu dinh dưỡng

Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu một người ăn đậu phộng 2 lần/tuần sẽ làm giảm nguy cơ tăng cân. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng giúp tăng cường trí nhớ, ngừa chứng trầm cảm, ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa sỏi mật. Vậy bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?

Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?

Trong thành phần dinh dưỡng của đậu phộng đã được đề cập, có thể thấy nó là một nguồn dinh dưỡng phù hợp để bổ sung cho cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp của những người có vết thương hở đòi hỏi lượng năng lượng chuyển hóa cao. 

Tuy nhiên, câu hỏi về việc ăn đậu phộng khi bị vết thương có được không đã được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa ngoại nghiên cứu sâu hơn và đưa ra kết luận như sau: Mặc dù đậu phộng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đây không phải là sự lựa chọn thích hợp cho việc ăn trong quá trình chữa lành vết thương. Lý do là đậu phộng chứa một hàm lượng procoagulant cao, làm cho tình trạng vết thương trở nên tồi tệ hơn, thậm chí gây sưng viêm, đau đớn và ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lành da. Ngoài ra, trong trường hợp có vết tím bầm, đậu phộng cũng làm cho vết tím bầm kéo dài và nghiêm trọng hơn.

Do đó, dù đậu phộng có nhiều dinh dưỡng, nhưng nó không phù hợp làm thực phẩm bổ sung khi bạn có vết thương. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương đã lành và không còn da non, bạn vẫn có thể sử dụng một lượng đậu phộng vừa đủ, nhưng không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng? 2
Bị vết thương hở tốt nhất là không nên ăn đậu phộng

Ngoài những người đang có vết thương, những người mắc bệnh gout, viêm loét dạ dày, tiểu đường, tăng huyết áp và cholesterol cũng nên tránh ăn đậu phộng.

Nhận biết vết thương đã nhiễm trùng

Trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc vết thương hở, việc không tuân thủ các phương pháp khoa học có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, không nên lơ là khi vết thương hở xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng sau đây, để đảm bảo an toàn và sức khỏe:

  • Dịch tiết từ vết thương có màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể đi kèm với mủ và mùi hôi tanh khó chịu.
  • Vùng xung quanh vết thương có triệu chứng đau nhức, sưng to và màu đỏ.
  • Vết thương mở rộng và lan rộng sang các vùng xung quanh, có biểu hiện sưng đỏ.
  • Đau nhức không giảm dù đã sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà.
  • Người bệnh bắt đầu có triệu chứng yếu đuối, mệt mỏi và sốt.

Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, cần nhanh chóng đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để xác định và điều trị tình trạng nhiễm trùng một cách kịp thời và hiệu quả.

Thực phẩm người bị vết thương hở nên ăn và kiêng ăn?

Để vết thương hở có thể lành nhanh chóng, có những thực phẩm nên bổ sung và hạn chế nhất định.

Thực phẩm nên ăn

Bổ sung thực phẩm giàu đạm: Bạn nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, lòng đỏ trứng, thịt ức gà. Đạm giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng và thúc đẩy sự phục hồi và lành mạnh của vết thương.

Bổ sung vitamin B, C, E: Việc bổ sung các loại vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Hãy ăn nhiều quả bưởi, thanh long, rau ngót, đu đủ, diếp cá, cà rốt.

Bổ sung nguyên tố sắt và acid folic: Các nguyên tố này có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và tái tạo mô. Bạn có thể bổ sung qua thịt, gan, phô mai và sữa.

Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng? 3
Phô mai và sữa là những thực phẩm giúp bổ sung sắt và acid folic cho cơ thể

Thực phẩm cần kiêng

Kiêng ăn da gà và đồ nếp: Các loại thực phẩm này có thể gây viêm, mủ và ngứa cho vết thương. Điều này khiến quá trình lành mạnh trở nên chậm chạp hơn. Hạn chế ăn các món chế biến từ gạo nếp và da gà.

Kiêng ăn rau muống: Tránh ăn rau muống nếu bạn không muốn gặp nguy cơ để lại sẹo lồi sau vết thương. Rau muống có chứa chất xơ và có khả năng kích thích sự sản sinh collagen, dẫn đến tăng tốc độ tạo tế bào mới. Điều này có thể gây ra sẹo lồi không đẹp mắt trên vết thương.

Kiêng ăn thịt bò: Thịt bò có thể kích thích sản xuất sắc tố melanin, gây ra hiện tượng thâm sẹo sau khi vết thương lành lại. Do đó, hạn chế ăn thịt bò trong quá trình điều trị vết thương.

Kiêng ăn lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng không nên sử dụng khi có vết thương, vì nó có thể làm cho vết thương lành lại không đều và gây ra sẹo không đẹp. Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng lòng đỏ trứng.

Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh để cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phục hồi của cơ thể. Trước khi thay đổi chế độ ăn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe và đúng loại thực phẩm phù hợp cho bạn.

Vậy khi bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không thì câu trả lời là không nên ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phộng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không phải là lựa chọn hợp lý khi có vết thương. Để đảm bảo an toàn, khi có vết thương hở nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu muốn ăn một thực phẩm nào đó có tính dị ứng cao. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và cho lời khuyên phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin