Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Một số lưu ý khi dùng hạt sen

Ngày 26/08/2024
Kích thước chữ

Hạt sen không chỉ dùng để ăn vặt, nấu trà, làm mứt, chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, khi ăn hạt sen, mọi người cũng cần chú ý hạt sen kỵ với thực phẩm nào để không gây ra tác dụng phụ khi ăn chung với nhau. Vậy, hạt sen kỵ với thực phẩm nào?

Hạt sen được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, ẩm thực và y học. Tuy nhiên mọi người cần chú ý hạt sen kỵ với thực phẩm nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn chúng với nhau.

6 lợi ích tuyệt vời của hạt sen đối với sức khỏe

Hãy đọc tiếp để biết về những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khi bổ sung hạt sen vào chế độ ăn uống của bạn để có sức khỏe tổng thể tốt nhất.

Tăng cường tiêu hóa

Hạt sen rất giàu chất xơ nên giúp duy trì đường tiêu hóa ổn định. Không những thế hạt sẽ có thể kiểm soát cơn thèm ăn không đúng lúc do đó đẩy nhanh quá trình giảm cân. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, hạt sen có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột, do đó ngăn ngừa táo bón.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong hạt sen chứa nhiều magiê giúp cải thiện máu, oxy và lưu lượng các chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng dinh dưỡng magie và folate trong hạt sen làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và các tình trạng liên quan đến tim khác.

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Một số lưu ý khi dùng hạt sen 1
Ăn hạt sen thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chống lão hóa

Các enzyme có trong hạt sen được cho là có tác dụng ức chế lão hóa. L-isoaspartyl methyltransferase là enzyme hỗ trợ sửa chữa và duy trì các protein bị hư hỏng và thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể. Hiện nay bột hạt sen được thêm vào nhiều loại mỹ phẩm giúp chống lão hóa da cũng như làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn trên da.

Giúp ngủ ngon hơn

Hạt sen được cho là có tác dụng làm dịu và chống co thắt, giúp hệ thần kinh được thư giãn hơn và bạn ngủ ngon hơn. Hạt sen cũng có tác dụng trong sự giãn nở của các mạch máu và giúp ích trong việc giảm trầm cảm và lo âu nhờ sự hiện diện của isoquinoline alkaloid trong loại hạt này.

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Hạt sen vốn có chỉ số đường huyết thấp, do đó, chúng hạn chế sự tăng đột ngột lượng đường trong máu. Vì bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp mà hạt sen cũng góp phần ổn định mức huyết áp trong cơ thể. Ăn hạt sen khô hoặc rang như một bữa ăn nhẹ buổi tối là lý tưởng cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào 2
Hạt sen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Giúp giảm cân

Hạt sen giàu giá trị dinh dưỡng, có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh ở người đang trong chế độ ăn giảm cân. Bột từ hạt sen cũng hạn chế sự tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể, do đó cải thiện quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể duy trì cân nặng cân đối.

Giải đáp hạt sen kỵ với thực phẩm nào?

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi hạt sen được được ứng dụng phổ biến trong ẩm thực, có thể thêm vào nhiều món ăn khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ hạt sen kỵ với thực phẩm nào để tránh rủi ro về sức khỏe khi ăn chung với nhau. 

Không ăn với thịt rùa, ba ba

Danh sách thực phẩm đầu tiên không nên kết hợp với hạt sen mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua chính là thịt rùa và thịt ba ba. Ai cũng biết rằng thịt rùa và thịt ba ba là những món ăn xa xỉ, đắt tiền, ngon miệng và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho người ăn. Nhưng nhiều người không biết rằng sự kết hợp giữa thịt rùa, thịt rùa và hạt sen ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền, hạt sen có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần. Thịt ba ba và thịt rùa có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng bổ thận, tráng dương. Khi kết hợp hạt sen với thịt ba ba cùng lúc sẽ gặp một số triệu chứng như: lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy,...

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Một số lưu ý khi dùng hạt sen 3
Hạt sen kỵ với thực phẩm nào: Ăn hạt sen với rùa, baba có thể gây khó tiêu

Không ăn với cua

Hạt sen có tính ôn hòa, vị ngọt, có tác dụng an thần, bổ dưỡng tinh thần. Cua, ghẹ là thực phẩm có tính hàn rất mạnh.Do đó, hạt sen không tương hợp với thịt cua .

Khi sử dụng thịt cua và hạt sen, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như cảm lạnh, tiêu chảy cấp, buồn nôn, phân lỏng, mất nước,… Ngoài ra, hạt sen còn chứa chất tanin, chất này có thể gây kết tủa với protein trong thịt cua, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.

Không ăn hạt sen với đồ ăn lạnh

Danh sách thực phẩm cuối cùng không nên ăn hạt sen mà bạn cần đặc biệt chú ý là những thực phẩm có tính hàn mạnh. Một số thực phẩm có tính hàn mạnh mà bạn nên tránh như thịt vịt, thịt mèo, thịt thỏ, rau sam, mướp đắng, dưa leo, nước dừa, sữa đậu nành,…

Hạt sen có tính trung tính còn những thực phẩm kể trên có tính làm mát mạnh. Khi kết hợp tính trung tính với tính lạnh, chúng sẽ “xung đột” với nhau và tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bạn. Các dấu hiệu điển hình dễ thấy nhất là tiêu chảy, phân lỏng, chóng mặt và nôn mửa.

Những lưu ý khi ăn hạt sen

Hạt sen được coi là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp ngủ ngon, thư giãn, giảm căng thẳng, tốt cho tim mạch,… Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý liều lượng để điều chỉnh theo sức khỏe, độ tuổi và các yếu tố liên quan khác.

Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt sen vì hệ tiêu hóa còn yếu, chưa hấp thụ được. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị dị ứng, gây khó thở, ngứa da, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí là sốc phản vệ, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bố mẹ không nên trộn hạt sen vào cháo vì dễ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Một số lưu ý khi dùng hạt sen 4
Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều hạt sen

Hạt sen có tính chống tiêu chảy, nếu dùng nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Những người bị bệnh gút hoặc có tiền sử sỏi thận, nguy cơ sỏi thận nên ăn hạt sen ở mức độ vừa phải. Những người bị bệnh tim khi dùng hạt sen phải loại bỏ tim sen hoặc dùng ở mức độ vừa phải. Bạn nên đun sôi tim sen đến khi vàng để giải độc trước khi sử dụng.

Những người đang dùng thuốc tây để điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp, khi sử dụng hạt sen trong chế độ ăn uống nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để tránh tình trạng hạ đường huyết, huyết áp quá cao.

Trên đây là giải đáp hạt sen kỵ với thực phẩm nào. Hạt sen được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, ẩm thực và y học. Tuy nhiên, mọi người cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm và sử dụng ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, bạn phải lưu ý đến những phản ứng dị ứng tiềm ẩn của mình với hạt sen, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.