Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngứa hậu môn có phải bị giun không?

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

"Ngứa hậu môn có phải bị giun không hay do nguyên nhân nào khác?" là vấn đề mà nhiều người băn khoăn khi gặp phải tình trạng phiền toái này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và các vấn đề xoay quanh tình trạng ngứa hậu môn nhé!

Tình trạng ngứa hậu môn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn các trường hợp đều khá lành tính và có thể khắc phục bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với việc điều chỉnh lối sống hàng ngày. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc không biết ngứa hậu môn có phải bị giun không hay do nguyên nhân khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng ngứa hậu môn hiệu quả, tham khảo ngay nhé!

Ngứa hậu môn có phải bị giun không?

Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vậy tình trạng ngứa hậu môn có phải bị giun không? Trên thực tế, ngứa hậu môn không phải là bệnh lý mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp nhất là do nhiễm giun kim.

Ngứa hậu môn có phải bị giun không? 4
Ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiễm giun kim

Giun kim là một loại giun nhỏ, màu trắng và thường ký sinh trong đường tiêu hóa của con người. Cũng giống như các loại giun sán khác, khi bị nhiễm giun kim, người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện như đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu, đi ngoài ra phân lỏng hoặc nát, thậm chí có thể đi kèm chất nhầy hoặc máu trong phân.

Đặc biệt, giun kim thường gây cảm giác ngứa hậu môn vào buổi tối khi đi ngủ. Bởi lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khiến vùng hậu môn trở nên ẩm nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho giun kim để chui ra ngoài và đẻ trứng. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và bứt rứt ở vùng hậu môn, gây khó ngủ. Đối với trẻ em, khi bị nhiễm giun kim thường sẽ có biểu hiện hay giật mình và quấy khóc về đêm.

Những nguyên khác gây ngứa hậu môn

Như vậy, đã có giải đáp cho câu hỏi ngứa hậu môn có phải bị giun không. Ngoài nhiễm giun kim, tình trạng ngứa hậu môn còn là dấu hiệu phản ảnh của một số vấn đề khác như:

Chứng rò hậu môn

Rò hậu môn là tình trạng chảy dịch ra ngoài do vết rách ở trên niêm mạc hoặc ống hậu môn gây kích ứng da và cảm giác ngứa khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ các chấn thương do tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài; quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Ngoài ra, các bệnh như ung thư, bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rò hậu môn.

Ngứa hậu môn có phải bị giun không? 5
Chứng rò hậu môn cũng là nguyên nhân gây ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn do bệnh trĩ

Một nguyên nhân khác gây ngứa hậu môn là do mắc bệnh trĩ, khi tĩnh mạch sưng to, gây cảm giác bỏng rát và ngứa. Trĩ có thể hình thành ở ngoại (búi trĩ ngoại) hoặc bên trong trực tràng (trĩ nội), gây ra các vấn đề về vệ sinh và có thể đi kèm với chảy máu hoặc són phân không tự chủ. Cả hai dạng này đều gây kích ứng da và ngứa hậu môn.

Dị ứng thuốc

Một số trường hợp khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn có trong đường ruột. Điều này sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến tiêu chảy. Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng men khi dùng thuốc kháng sinh. Từ đó, khiến vùng hậu môn bị kích ứng và gây ngứa.

Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida, một loại nấm có khả năng tồn tại trong hệ tiêu hóa và sinh sôi trong đường ruột, khi chúng di chuyển đến ống hậu môn có thể gây nhiễm trùng và cảm giác ngứa ngáy. Loại nấm này thường phát triển mạnh khi ở trong môi trường ẩm ướt, ấm nóng.

Ngứa hậu môn có phải bị giun không? 2
Nấm Candida xâm nhập vào đường ruột có thể gây nhiễm trùng và ngứa ngáy

Những đối tượng dễ bị nhiễm nấm Candida bao gồm phụ nữ mang thai; người thừa cân béo phì; người bị tiểu đường hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...

Do bệnh tình dục

Một số bệnh lý lây qua đường tình dục như mụn rộp, mụn cóc và bệnh lậu cũng có thể gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Trong đó, mụn cóc do virus HPV là yếu tố phổ biến nhất, chúng có thể phát triển bên trong hoặc quanh vùng hậu môn.

Thói quen ăn uống

Uống nước ngọt thường xuyên sẽ khiến cơ hậu môn bị nới lỏng, khiến phân dễ bị rỉ ra ngoài và gây cảm giác ngứa. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng gây tình trạng kích ứng tương tự như đồ ăn cay, cà phê, rượu, bia...

Thói quen vệ sinh không đúng cách

Thói quen vệ sinh không đúng cũng có thể làm tăng nguy cơ ngứa hậu môn, đặc biệt là khi chất thải còn sót lại sau khi đại tiện. Do đó, hãy dùng khăn giấy ướt không mùi, dịu nhẹ và làm sạch bằng khăn giấy khô mềm để vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.

Ngứa hậu môn có phải bị giun không? 6
Thói quen vệ sinh không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ ngứa hậu môn

Cách làm giảm tình trạng ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn cần được chữa và chăm sóc đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp làm giảm triệu chứng ngứa hậu môn hiệu quả như:

Sử dụng thuốc

Bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định rõ tình trạng của bản thân. Không tự ý bắt bệnh và tự sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị ngứa hậu môn như:

  • Mebendazole hoặc albendazole: Nhóm thuốc này thường được dùng để trị ngứa hậu môn do nhiễm giun kim.
  • Vaseline hoặc kem oxide kẽm: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu triệu chứng ngứa ngáy do nứt kẽ hậu môn.
  • Thuốc bôi có chứa hydrocortisone: Có tác dụng giảm viêm và triệu chứng ngứa do bệnh chàm.
  • Thuốc kháng histamine H1: Được chỉ định trong trường hợp ngứa ngáy dữ dội.

Những loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau rát và ngứa hậu môn. Tùy vào các trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sĩ có thể kê đơn kèm một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm và tăng độ bền thành mạch trực tràng - hậu môn.

Sử dụng các mẹo dân gian

Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn như:

  • Ngâm hậu môn với nước muối ấm sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm ngứa hữu hiệu.
  • Xông rửa vùng hậu môn với lá trầu để giảm ngứa và sát trùng.
Ngứa hậu môn có phải bị giun không? 3
Ngâm hậu môn với nước muối ấm sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả

Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ thích hợp với các trường hợp ngứa hậu môn nhẹ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, cần kết hợp dùng mẹo với các biện pháp chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi bị ngứa hậu môn

Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn, bạn có thể kết hợp việc điều trị với chế độ sinh hoạt và vệ sinh hợp lý. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Vệ sinh hậu môn và vùng kín khoảng 1 - 2 lần/ngày, sau đó dùng khăn sạch để lau khô trước khi mặc quần áo.
  • Tránh dùng xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy mạnh, thay vào đó hãy ưu tiên dùng nước muối ấm để vệ sinh;
  • Chọn quần áo có kích cỡ phù hợp và nên ưu tiện chọn chất liệu trang phục mát mẻ và thấm hút tốt;
  • Vệ sinh quần lót sạch sẽ bằng nước ấm và phơi khô dưới ánh nắng để loại bỏ vi khuẩn và nấm gây bệnh;
  • Trong trường hợp bị nhiễm giun kim, hãy thường xuyên vệ sinh chăn gối và các vật dụng cá nhân;
  • Rửa tay với xà phòng dưới vòi nước ấm trước và sau ăn để loại bỏ vi khuẩn và ấu trùng giun kim;
  • Duy trì độ ẩm cho vùng da xung quanh và niêm mạc bên trong hậu môn bằng cách uống đủ nước và bổ sung vitamin, khoáng chất;
  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị các vấn đề vùng âm đạo và trực tràng - hậu môn, để tránh tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa hậu môn và giải đáp được cho thắc mắc "Ngứa hậu môn có phải bị giun không?". Từ đó có thêm nhiều kiến thức hữu ích, biết được nguyên nhân cũng như cách chăm sóc và điều trị khi bị ngứa hậu môn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm