Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ và phương pháp điều trị

Ngày 17/02/2024
Kích thước chữ

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh ngày càng thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Đây không chỉ là một vấn đề tác động đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy hình ảnh dính thắng lưỡi là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này nhé!

Dính thắng lưỡi là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể nhận biết qua mắt thường. Dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm cho trẻ tuy nhiên việc dính thắng lưỡi mang lại sự khó chịu về mặt vật lý, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khía cạnh tâm lý và tinh thần của trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình học tập và giao tiếp xã hội cũng như gây khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp hình ảnh dính thắng lưỡi, nguyên nhân cũng như giải pháp về bệnh lý này nhé!

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ

Dính thắng lưỡi là một loại dị tật bẩm sinh xảy ra khi tình trạng phần mô ở dưới đầu lưỡi gắn với sàn miệng quá ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt khiến cho cử động của đầu lưỡi bị bất thường. Sự hình thành hình ảnh dính thắng lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền từ ông bà, cha mẹ. 

hinh-anh-dinh-thang-luoi-o-tre-em-la-gi-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Sự hình thành hình ảnh dính thắng lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền từ ông bà, cha mẹ

Trong những năm đầu đời, phần đầu lưỡi sẽ dần dần tự tách ra như bình thường và không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có trường hợp phần đầu lưỡi không trở nên bình thường mà ảnh hưởng đến khả năng ăn và nói của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé bị dính thắng lưỡi mà các bậc cha mẹ cần chú ý:

  • Khó di chuyển lưỡi sang hai bên hoặc khó khăn đưa lưỡi lên răng trên;
  • Khó khăn trong việc đẩy lưỡi ra khỏi miệng;
  • Lưỡi bé ngắn có xu hướng thụt vào trong;
  • Lưỡi có hình trái tim khi bé khóc;
  • Đầu lưỡi có dạng hình vuông, phẳng thay vì đầu nhọn như bình thường;
  • Răng cửa không đều, thường sẽ bị thưa, nghiêng và có khe hở giữa hai răng;
  • Trẻ gặp khó khăn trong quá trình bú sữa cũng như phát âm, chậm nói.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Mặc dù dính thắng lưỡi ở trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra những khó khăn, cản trở trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi của bé. Sau đây là những ảnh hưởng mà tật dính thắng lưỡi gây nên ở trẻ.

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hấp thu dinh dưỡng

Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, bé gặp khó khăn trong việc ngậm núm vú mẹ đúng cách, từ đó dẫn đến bé quấy khóc cắn mẹ thay vì mút vú gây đau núm vú mẹ. Nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ không đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện dẫn đến bé biếng ăn, tăng cân chậm hoặc không tăng cân nguy cơ mắc các bệnh suy dinh dưỡng cao.

hinh-anh-dinh-thang-luoi-o-tre-em-la-gi-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Dính thắng lưỡi làm cho trẻ trở nên biếng ăn 

Ảnh hưởng đến các chức năng của lưỡi

Lưỡi đóng một vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt thức ăn, phát ra âm thanh, nói chuyện giao tiếp. Tuy nhiên những em bé mắc tật dính lưỡi gặp khó khăn trong việc cử động lưỡi một cách linh hoạt vì vậy bé sẽ khó có thể phát âm chuẩn những từ cần uốn cong lưỡi hoặc lè lưỡi như “r, l, t, ch,...”. Đặc biệt khi trẻ cần diễn đạt một câu dài, phức tạp, bé không có khả năng nói một cách rõ ràng, khi nói hơi sẽ luồn sang hai bên má.

Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, nha chu, vệ sinh răng miệng

Phanh lưỡi ngắn có thể gây co kéo dễ tụt lợi và gây viêm ở mặt trong răng cửa hàm dưới. Trong giai đoạn mọc răng, dính thắng lưỡi có thể gây hở kẽ răng cửa trên hoặc làm nghiêng răng cửa dưới. Bên cạnh đó, trẻ mắc tật dính thắng lưỡi dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, răng dễ bị ố vàng,... bởi lưỡi trẻ ngắn gặp khó khăn trong việc dùng lưỡi làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót trên răng.

hinh-anh-dinh-thang-luoi-o-tre-em-la-gi-co-nguy-hiem-khong 3.jpg
Sâu răng là một trong những tác hại mà tật dính thắng lưỡi gây ra

Phương pháp điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Khi trẻ mắc tình trạng dính thắng lưỡi không chỉ gây cảm giác khó chịu về mặt thể chất mà còn là mối quan tâm lớn của bậc phụ huynh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn của trẻ mà còn có thể tác động đến sự phát triển toàn diện của bé. Sau đây là một số giải pháp điều trị tật dính thắng lưỡi mà các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Tạo hình thắng lưỡi

Giải pháp này được khuyến cáo trong trường hợp thắng lưỡi quá dày. Bước đầu tiên bác sĩ thực hiện gây mê toàn thân, giải phóng thắng lưỡi và cuối cùng khâu vết thương lại bằng chỉ tan. Phẫu thuật tạo hình này cũng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tuyến nước bọt cũng như tổn thương lưỡi.

Cắt thắng lưỡi

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là một phương pháp đơn giản hiệu quả giúp điều trị hiệu quả dị tật bẩm sinh này có thể gây tê hoặc không, không gây biến chứng cho trẻ. Phẫu thuật này diễn ra khá nhanh chóng trong thời gian khoảng 5 phút, ít gây khó chịu cho bé bởi trong thắng lưỡi của bé không chứa nhiều mạch máu cũng như dây thần kinh. Bé có thể bú ngay sau khi phẫu thuật. Cũng tương tự như tạo hình thắng lưỡi, cắt thắng lưỡi cũng gây nên nhiễm trùng, tổn thương lưỡi, tuyến nước bọt, thậm chí trong vài trường hợp có thể để lại sẹo.

Các-bác-sĩ-phẫu-thuật-cắt-dính-thắng-lưỡi-cho-bệnh-nhi.jpg
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là giải pháp điều trị tật dính thắng lưỡi bẩm sinh hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và tuổi của trẻ. Hiện nay, cắt thắng lưỡi được xem là giải pháp hiệu quả nhất để điều trị tật bẩm sinh này. Bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật và phương pháp phù hợp để thực hiện quá trình cắt thắng lưỡi cho từng độ tuổi khác nhau.

Cách chăm sóc bé đúng cách sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Sau khi trải qua phẫu thuật cắt thắng lưỡi, việc chăm sóc bé một cách đúng đắn là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và an toàn. Đây không chỉ là một bước quan trọng trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bé mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cách chăm sóc vùng phẫu thuật và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc bé đúng cách sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi, nhằm mang lại sự an tâm và chăm sóc tối ưu cho sự phục hồi của bé:

  • Không cho bé sờ vào vết thương phẫu thuật nhằm tránh gây tình trạng nhiễm trùng.
  • Không cho trẻ cắn hoặc ngậm các đồ chơi, vật cứng để tránh gây nên tình trạng chảy máu.
  • Vệ sinh miệng bé sạch sẽ sau khi ăn uống, tập cho bé vận động lưỡi.
  • Tập cho bé thói quen uống nước hằng ngày để làm sạch khoang miệng.
  • Cho bé ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn cứng chạm vào vùng phẫu thuật của bé.
  • Thực hiện đúng liệu trình thuốc cũng như tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ đã chỉ định.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hãy hướng dẫn con phát âm chuẩn các từ ngữ sau khi phẫu thuật.
  • Nếu sau phẫu thuật, con có các biểu hiện như đau, rỉ máu ở vết thương, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để xử lý kịp thời.
hinh-anh-dinh-thang-luoi-o-tre-em-la-gi-co-nguy-hiem-khong 4.jpg
Các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc răng miệng cho con đúng cách sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ em, từ việc định nghĩa đến những ảnh hưởng mà nó gây ra. Dính thắng lưỡi không chỉ là một vấn đề ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng về sức khỏe tâm lý và phát triển tổng thể của trẻ. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể tạo ra những thách thức đáng kể đối với chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Quan trọng nhất là sự chăm sóc đúng đắn và hiệu quả, hỗ trợ từ phía gia đình, sẽ giúp trẻ vượt qua những khó khăn và phục hồi một cách toàn diện. 

Xem thêm: Dấu hiệu phân biệt lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm