Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để con người có thể hít thở dễ dàng hằng ngày, nhu mô phổi được cấu tạo và phân chia rất phức tạp, mỗi đơn vị nhu mô đảm nhiệm chức năng khác nhau từ dẫn khí, lọc bụi cho đến trao đổi khí. Vậy hệ thống hô hấp và nhu mô phổi được cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Phổi bao gồm nhu mô phổi, các nhánh của cây phế quản và các động mạch, tĩnh mạch phổi. Mục đích của phổi là cơ quan được sử dụng để thở, cung cấp oxy cho máu. Vì chức năng này nên phổi có cấu trúc đặc trưng giúp cho quá trình dẫn khí và trao đổi khí. Hãy cùng tìm hiểu về nhu mô phổi và các cấu trúc liên quan qua bài viết sau.
Hệ hô hấp là tập hợp các cơ quan chịu trách nhiệm vận chuyển và trao đổi các loại khí thiết yếu. Hệ thống này bắt đầu bằng mũi và miệng, cả hai đều đóng vai trò là điểm đưa không khí vào đường hô hấp. Mũi là lối vào chính, tuy nhiên, không khí cũng có thể đi qua miệng khi đường mũi bị tắc nghẽn. Lỗ mũi và xoang mũi được thiết kế để làm ấm, làm ẩm và lọc không khí khi nó đi qua đường hô hấp trên. Phần còn lại của đường hô hấp trên bao gồm hầu, thanh quản và khí quản. Carina - chỗ chia đôi của khí quản - đánh dấu sự chuyển đổi từ đường hô hấp trên sang đường hô hấp dưới.
Phổi là cơ quan xốp, có thể nở rộng, nằm trong khoang ngực. Mặc dù phổi xuất hiện theo cặp nhưng chúng khác nhau về mặt hình thái. Mỗi phổi chiếm một nửa lồng ngực tương ứng, bên trong trung thất. Mỗi lá phổi lơ lửng tự do trong màng phổi và chỉ được gắn vào khí quản và tim bởi các tiểu phế quản chính và mạch máu phổi tương ứng.
Sự khác biệt về hình thái giữa phổi trái và phổi phải còn được thể hiện qua trọng lượng của chúng, vì bên trái (trung bình khoảng 565 g) nặng hơn bên phải (trung bình khoảng 625 g). Hơn nữa, phổi của người trưởng thành có bề ngoài sẫm màu, lốm đốm phản ánh quá trình lọc các phân tử gốc cacbon từ đường thở. Điều này khác biệt đáng kể so với phổi của trẻ sơ sinh có màu hồng nhạt.
Mỗi phổi được đặc trưng bởi một đỉnh, một đáy, có dạng gần giống nửa hình nón và được chia thành các thùy bằng các khe. Phổi trái có hai thùy và một khe chếch; trong khi phổi phải có ba thùy và hai khe (khe chếch và khe ngang).
Đỉnh là điểm cao nhất của phổi, có hình vòm của nhô ra phía trên xương đòn. Đáy, cũng là phần thấp nhất của phổi nằm phía trên của cơ hoành. Ở bên trái, cơ hoành ngăn cách đáy phổi với lá lách và dạ dày, trong khi ở bên phải, nó ngăn cách phổi với gan.
Màng phổi là một màng huyết thanh bao bọc bên ngoài mỗi phổi. Màng được tạo thành từ một lớp nội tạng dính vào phổi và một lớp màng được cố định vào thành ngực bên trong, đốt sống cổ dưới, vùng sườn, trung thất và cơ hoành. Khoang giữa 2 lá màng phổi này được gọi là khoang màng phổi, bình thường chúng gần như áp sát nhau, chỉ cách nhau bởi lớp dịch màng phổi mỏng 2 - 3 ml giúp 2 lá màng phổi trượt lên nhau và giảm ma sát khi hô hấp. Nếu vì nguyên nhân nào đó thể tích lớp dịch màng phổi này tăng lên sẽ gây ra tràn dịch màng phổi.
Tâm thất phải bơm máu nghèo oxy đến phổi qua động mạch phổi. Những mạch máu này phát sinh từ thân động mạch phổi khi nó chia đôi phía sau tĩnh mạch chủ trên để cung cấp một mạch máu cho mỗi phổi. Các mạch máu này tiếp tục phân chia thành nhiều bậc đến các phế nang để trao đổi khí và trở thành máu giàu oxy, chảy về tim trái để đưa đi nuôi toàn cơ thể. Vòng tuần hoàn ở phổi được gọi là vòng tuần hoàn nhỏ.
Các mạch bạch huyết dẫn lưu phổi bắt nguồn từ bên dưới màng phổi và được gọi là đám rối dưới màng phổi. Nhóm mạch này còn được chia thành nhóm nông và nhóm sâu .
Hệ thống thần kinh chi phối chịu trách nhiệm làm giãn và co thắt đường thở và điều hòa dịch tiết phế quản. Các nhánh từ dây thần kinh phế vị và các nhánh giao cảm từ dây thần kinh cổ ngực hợp lại để tạo thành đám rối phổi .
Hệ thống hô hấp chia thành đường dẫn khí và nhu mô phổi. Đường dẫn khí bao gồm các phế quản, tách ra từ khí quản và chia thành các tiểu phế quản rồi đi sâu vào phế nang. Nhu mô phổi chịu trách nhiệm trao đổi khí và bao gồm phế nang, ống phế nang và tiểu phế quản.
Ống phế nang và phế nang là phần tận cùng của đường dẫn khí. Bình thường khi mở lồng ngực, phế nang là túi khí xẹp áp sát thành ngực, nhưng trong lồng ngực kín, chúng là những túi chứa khí căng phồng. Diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch phổi của toàn bộ hai phổi là khoảng 70m2, đây là diện tích để thực hiện trao đổi khí của phổi. Trong phế nang, khí cacbonic và khí oxy trao đổi giữa không khí và máu, oxy khuếch tán từ phế nang vào mạch máu phổi và cacbonic khuếch tán theo chiều ngược lại.
Cấu trúc mô phế nang chỉ có một lớp tế bào biểu mô. Tế bào biểu mô phế nang có hai loại. Tế bào biểu mô loại 1 tạo nên màng mỏng để trao đổi khí và mẫn cảm với mọi xâm nhập có hại vào phế nang. Tế bào biểu mô loại 2 nằm xen kẽ với tế bào loại 1, có khả năng tiết chất hoạt diện surfactant tráng bên trong bề mặt phế nang giúp cho phế nang không xẹp hoàn toàn khi thở ra. Trẻ sinh non nếu thiếu chất surfactant này sẽ gây nên bệnh màng trong.
Mặt ngoài lớp tế bào biểu mô phế nang là tổ chức mô kẽ. Đây là tổ chức mô liên kết lỏng lẻo, thành phần có những sợi chun, sợi collagen có tính đàn hồi, các tế bào đại thực bào nằm rải rác, tận cùng của hệ thống thần kinh và mao mạch quanh phế nang.
Vì là cơ quan lọc không khí, dễ dàng tiếp xúc với các mầm bệnh nên nhu mô phổi sẽ gặp phải các bệnh lý đặc trưng như sau:
Viêm phổi được chia thành viêm phổi thùy (thường do phế cầu khuẩn) hoặc viêm phổi do virus:
Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, triệu chứng có thể mơ hồ như sụt cân, ho kéo dài, ra mồ hôi đêm hoặc rầm rộ như sốt, khó thở, suy hô hấp cấp. Mặc dù đã có thuốc kháng lao hiệu quả và thuốc chủng ngừa BCG, Việt Nam vẫn là vùng lưu hành của lao phổi. Ước tính mỗi năm trên thế giới có thêm 8-10 triệu trường hợp lao phổi mới và 3 triệu người chết vì bệnh lao.
Đây là nhóm bệnh lý có đặc điểm chung là tình trạng viêm mãn tính và lan tỏa mô kẽ phổi, chủ yếu ở mô kẽ của vách phế nang, làm chúng bị xơ hóa tiến triển và không hồi phục. Kết cục phổi bị biến thành một tập hợp các khoang khí ngăn cách nhau bởi vách xơ gọi là phổi tổ ong. Bệnh nhân có các triệu chứng như khó thở, tím tái là do phổi kém giãn nở. Bệnh bụi phổi do hít phải các hạt bụi vô cơ của công nhân khai thác than đá thuộc nhóm bệnh phổi kẽ.
Xẹp phổi là tình trạng nhu mô phổi bị xẹp không còn chứa không khí, đây là một tổn thương khả hồi vì nhu mô phổi xẹp có thể phình trở lại khi nguyên nhân ducợ9 giải quyết. Tuy nhiên xẹp phổi nặng có thể làm giảm sự trao đổi oxy với máu và tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp.
Đây là nhóm bệnh lý có đặc điểm chung là sự tắc nghẽn không khí trong phổi một các mãn tính do lòng phế quản bị thu hẹp và nhu mô phổi mất khả năng co hồi, gồm có các bệnh lý thường gặp là: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hẹp phế quản, giãn phế quản. Sự tắc nghẽn có thể khảo sát qua thay đổi các chỉ số trong xét nghiệm hô hấp ký.
U phổi được chia thành 2 loại là u phổi nguyên phát và u phổi thứ phát:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hình dạng bên ngoài, cấu trúc bên trong của nhu mô phổi cũng như các bệnh về phổi thường gặp. Bảo vệ sức khỏe của phổi chủ động bằng cách hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, che chắn kĩ khi ra đường sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.