Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đã từng có thời điểm trên báo chí rộ lên thông tin về các vụ ngộ độc hoa loa kèn trồng làm ảnh ở Đà Lạt. Điều này khiến không ít người yêu hoa, mê cây cảnh lo lắng. Vậy sự thực thì hoa loa kèn có độc không?
Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 350.000 loài thực vật có hoa. Trong đó lại có đến hàng trăm loài thuộc họ loa kèn. Có rất nhiều loài thực vật được gọi chung một tên gọi là hoa loa kèn đơn giản là vì hình dáng hoa của chúng giống hình chiếc loa kèn. Điều này cũng gây không ít hiểu lầm vì có loài hoa loa kèn chứa độc tố, có loài lại làm thuốc chữa bệnh. Trong bài viết này, Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hoa loa kèn có độc không? Loài hoa loa kèn nào có độc?
Đã từng có một thời gian dư luận hoang mang trước thông tin loài hoa loa kèn Đà Lạt chức độc tố gây hại cho hệ thần kinh và chứa chất độc chết người. Vậy thực hư thông tin này thế nào?
Cây hoa loa kèn Đà Lạt thực chất là cây cà độc dược cảnh có tên Brugmansia Suaveolens hay còn gọi là cây hoa chuông. Cây có nguồn gốc từ Mexico và Peru. Cây được du nhập vào nước ta và trồng phổ biến nhất là ở Đà Lạt, Nghệ An. Vì vậy, người dân thường quen gọi loài thực vật này là hoa loa kèn Đà Lạt.
Đặc điểm nhận dạng của chúng rất đặc trưng với những bông hoa lớn 25 - 30cm, hình giống chiếc loa kèn. Hoa thường mọc rủ xuống, hoa đơn hoặc mọc thành cặp, có nhiều màu từ vàng, hồng, cam, đỏ,… Cây nhiều hoa lại có màu sắc đẹp nên được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Ba loại phổ biến nhất được trồng ở nước ta là loại có hoa màu trắng ngà, loại có hoa màu hồng và loại có hoa màu vàng.
Loài Brugmansia Suaveolens hoa trắng nhà mùi nhẹ hơn. Loài hoa màu hồng và vàng mùi khá hăng. Ba loài này đều dễ trồng, dễ chăm, ra hoa quanh năm nên được trồng ven đường hoặc trồng làm cảnh trong các hộ gia đình. Hoa loa kèn có độc không nếu đó là loài Brugmansia Suaveolens? Loài thực vật này chứa các thành phần độc tố cực mạnh, có thể đe dọa tính mạng con người nên còn có biệt danh là “hơi thở của quỷ” hay “kèn của thiên thần”.
Rất nhiều người lo lắng muốn biết hoa loa kèn có độc không vì thực tế đã có trường hợp ngộ độc phải nhập viện vì loài hoa có biệt danh là “hơi thở của quỷ”. Theo các nhà khoa học, đây là loài chứa chất độc có tên Scopolamine - một chất độc cực mạnh.
Scopolamine là loại độc tố tự nhiên có trong nhiều loài thực vật họ Cà Scopolamine được mệnh danh là Devil’s breath - hơi thở của quỷ bởi tác dụng gây ảo giác, gây mê. Ở nước ta đã có không ít vụ ngộ độc scopolamine. Đây là hóa chất không màu, không mùi, không vị, dễ bay hơi và dễ tạo ảo giác với những người hít phải nó.
Với cấu trúc hóa học đặc biệt, chất độc này có thể gây hoang tưởng ảo giác mạnh. Thần kinh con người sẽ không thể hình thành ký ức, mọi việc xảy ra không được não ghi lại cho đến khi chất độc này hết tác dụng. Các nhà khoa học so sánh và cho biết tình trạng mất trí nhớ do scopolamine gây ra tương tự như thuốc an thần Diazepam.
Loại độc tố này có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, dùng liều cao có thể dẫn đến ngừng thở và tử vong. Dùng liều thấp tuy không gây chết người nhưng lại gây ảo giác, hôn mê, mất trí như bị thôi miên. Không may ngửi hoa cũng có thể gặp tình trạng không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm, vô thức, dễ bị sai khiến.
Ở Nam Mỹ, chất độc trong loài thực vật này được sử dụng làm chất tạo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo. Ở một số quốc gia, nó được sử dụng làm “thuốc sự thật”, làm mất tri giác tạm thời để lấy lời khai của tội phạm. Tại Colombia, đã từng có đến 50.000 trường hợp dùng chất độc scopolamine để phạm tội đã được báo cáo.
Hoa loa kèn có độc không? Với loài hoa loa kèn Đà Lạt hay Brugmansia Suaveolens, câu trả lời là có. Nhưng với loài hoa loa kèn bách hợp thì câu trả lời là không. Hoa loa kèn loại này còn được biết đến với tên gọi hoa Bách hợp, hoa lily, tên khoa học là Lilium longiflorum có nguồn gốc từ Đài Loan và Nhật Bản.
Đây là loài thân củ, mỗi cây thường chỉ có một thân và một đến 2 bông hoa. Hoa loa kèn thường màu trắng tinh khôi, hương thơm dịu. Loài hoa này có vẻ đẹp tinh khiết nên được người yêu hoa lựa chọn để trang trí không gian. Ở miền Bắc nước tư, từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5 là mùa loa kèn nở rộ.
Ngoài công dụng trang trí, hoa loa kèn còn được dùng như một vị thuốc trong Y học cổ truyền. Vị thuốc bách hợp trong Đông y có vị ngọt xen đắng, tính mát, ích khí, điều trung, nhuận tràng, lợi niệu, tiêu viêm, giải độc. Bách hợp được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bí đại tiểu tiện, suy nhược cơ thể,… Như vậy, loại hoa loa kèn bách hợp thường nở rộ vào tháng 4 ở miền Bắc là loài hoa không có độc và chúng ta có thể yên tâm sử dụng.
Khi đã biết hoa loa kèn có độc không, chắc chắn bạn đã biết nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh. Hoa loa kèn Đà Lạt dù có hoa quanh năm, dễ trồng, dễ chăm lại có ngoại hình đẹp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất là cho trẻ nhỏ và người già, các gia đình nên thay thế bằng loại cây cảnh khác. Nếu vẫn muốn trồng, tốt nhất nên có thông tin cảnh báo và các thành viên trong gia đình đều cần biết rõ về độc tính của loài thực vật này.
Bản thân mỗi người trong chúng ta, khi gặp một loài hoa lạ cũng không nên tự ý ngửi hoặc sử dụng hoa vào bất kỳ mục đích gì. Một số gia đình trồng loại cây cảnh này nhưng lại không hề biết về mối nguy tiềm ẩn của nó. Nếu bạn đã đọc bài viết này, đừng quên chia sẻ những thông tin mình biết cho người khác nữa nhé!
Tóm lại, với câu hỏi hoa loa kèn có độc không, câu trả lời sẽ tùy từng loài hoa. Hoa loa kèn Brugmansia Suaveolens là loài có độc bạn nên tránh. Hoa loa kèn bách hợp là loài không có độc, bạn có thể sử dụng. Nếu không may trẻ nhỏ hay bất cứ ai trong gia đình ngửi hoặc ăn phải hoa có độc, người nhà cần đưa đến cơ sở y tế sớm nhất để được sơ cứu và giải độc kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.