Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều hội chứng lạ mà có thể hầu hết chúng ta chưa từng nghe nhắc đến. Một trong số đó là hội chứng PFAPA. Hội chứng này đặc trưng bởi những cơn sốt chu kỳ kèm viêm họng, viêm loét miệng, viêm hạch.
Hội chứng PFAPA là tình trạng xuất hiện những cơn sốt theo chu kỳ kèm theo viêm họng, viêm loét miệng, viêm hạch không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Việc chẩn đoán bệnh khá khó bởi sốt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Vậy hội chứng PFAPA là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?
Hội chứng PFAPA được mô tả lần đầu tiên vào năm 1987 ở Mỹ như một cơn sốt có nguyên nhân rõ ràng ở trẻ em. Ngày nay, PFAPA được định nghĩa là hội chứng sốt chu kỳ kèm viêm loét miệng, viêm họng và viêm hạch bạch huyết thường biểu hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Mới đây, bệnh cũng đã được công nhận ở người lớn.
Hội chứng này được đặc trưng bởi các đợt sốt kéo dài, thường các đợt sốt kéo dài từ 3 đến 6 ngày kèm viêm loét miệng, viêm họng và viêm hạch. Mặc dù các nguyên nhân di truyền của hội chứng chưa được xác định nhưng PFAPA vẫn được xếp vào nhóm hội chứng sốt di truyền. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Hội chứng PFAPA có thể được chẩn đoán căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như:
Hiện nay, nguyên nhân đầy đủ và chính xác dẫn đến hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm và kháng thể tự nhiên tìm thấy trong máu của bệnh nhân trong các đợt sốt khiến các chuyên gia giả định rằng hội chứng PFAPA có thể là một bệnh tự miễn dịch. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng hội chứng này là một dạng điều hòa miễn dịch có liên quan đến yếu tố di truyền.
PFAPA có thể gây nguy hiểm với người bệnh theo nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể là:
Hội chứng PFAPA có nguy hiểm không? Câu trả lời cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc trẻ. Nếu trẻ bị sốt thường xuyên theo chu kỳ không được hạ sốt kịp thời, chăm sóc đúng cách và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ rất chậm phục hồi. Thậm chí trẻ bị bỏ bê, không được quan tâm đúng mức có thể suy kiệt về thể chất và gặp các vấn đề về tâm lý.
Theo các nghiên cứu mới đây, nếu trẻ được quan tâm và chăm sóc tốt, hội chứng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển toàn diện, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Mặc dù những cơn sốt có thể cao đến 40 độ C khiến hầu hết các bậc phụ huynh lo lắng nhưng PFAPA là lành tính. Khi trẻ lớn dần lên, các cơn sốt tái phát này sẽ biến mất thậm chí không hề tái phát lại trong phần đời sau. Các chuyên gia cũng không ghi nhận các tổn thương xuất hiện muộn khi người bệnh trưởng thành.
PFAPA không được gây ra bởi vi khuẩn. Các chuyên gia đã nghiên cứu và khẳng định các triệu chứng của bệnh không đáp ứng với thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm không steroid. Một số biện pháp có thể được áp dụng trong điều trị triệu chứng bệnh sẽ được cân nhắc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các đợt bùng phát như:
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến PFAPA vẫn chưa được làm rõ. Phòng ngừa hoàn toàn hội chứng này là việc không thể. Tuy nhiên, bệnh được phát hiện sớm sẽ giúp các bậc cha mẹ yên tâm và biết chăm sóc con cái trong mỗi đợt bệnh tái phát đúng cách. Nhiều phụ huynh khi chưa biết con mắc bệnh gì mang tâm lý hoang mang và lo lắng khi các đợt bệnh lặp lại liên tục hàng tháng.
Với các kết quả nghiên cứu hiện nay, không có cách gì để ngăn chặn các đợt khởi phát bệnh. Nếu trẻ được phát hiện mắc hội chứng PFAPA kịp thời, cha mẹ có thể được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và giảm nhẹ triệu chứng cho trẻ. Khi đó mới có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng về mặt sức khỏe lên trẻ bị bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.