Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong quá trình mang thai có thể khiến trẻ khi sinh ra bị hội chứng rượu bào thai hay hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi. Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi trẻ mắc hội chứng này là gì?
Mẹ bầu uống rượu trong quá trình mang thai có thể gây ra các rối loạn liên quan đến sự phát triển thể chất, hành vi, não bộ của trẻ khi chào đời và nghiêm trọng nhất là hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi. Hội chứng này kéo theo các khiếm khuyết nghiêm trọng không thể phục hồi ở trẻ.
Hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng thai nhi rượu hay hội chứng rượu bào thai (tên tiếng Anh Fetal alcohol syndrome - viết tắt FAS). Đây là hội chứng gặp phải ở trẻ em do người mẹ uống rượu trong quá trình mang thai. FAS được xếp vào nhóm một trong năm rối loạn phổ rượu thai nhi (fetal alcohol spectrum disorder).
FAS gây tình trạng hạn chế tăng trưởng ở thai nhi, gây tổn thương trí não và hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh. Theo giới chuyên môn, nếu mẹ uống nhiều rượu trong 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ sẽ có nguy cơ dị tật ở mặt và não. Nếu người mẹ uống nhiều rượu trong 3 tháng tiếp theo, tỷ lệ sảy thai tự nhiên sẽ tăng cao. Nếu mẹ tiêu thụ nhiều rượu vào 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ hạn chế phát triển cả chiều cao, cân nặng lẫn khối lượng não.
Hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi có nguyên nhân do người mẹ uống nhiều rượu trong quá trình mang thai. Hầu hết chúng ta đều biết tác hại của việc uống rượu bia khi mang thai. Rượu khi vào trong cơ thể sẽ ngấm vào máu của mẹ và truyền qua nhau thai vào thai nhi. Vì quá trình chuyển hóa rượu của thai nhi chậm hơn của người lớn nên nồng độ rượu trong thai nhi thậm chí còn cao hơn trong cơ thể mẹ. Ngoài ra, cơ thể thai nhi có quá trình phân giải rượu không giống trong cơ thể người trưởng thành.
Một lượng lớn rượu sẽ được tích tụ trong cơ thể thai nhi và chúng làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và oxy của thai nhi. Rượu cũng gây hại cho sự phát triển của các mô, các hệ cơ quan và nghiêm trọng nhất là gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở não bộ.
Điều đó có nghĩa, khi bà bầu uống càng nhiều rượu trong quá trình mang thai, nguy cơ đối với thai nhi càng lớn. Các mạch máu, tim, não của thai nhi phát triển ngay từ những tuần đầu thai kỳ, ngay khi mẹ còn chưa biết mình đã mang thai. Vì vậy, lượng rượu mẹ nạp vào cơ thể dù nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng đến bào thai theo những cách khác nhau.
Các triệu chứng biểu hiện của hội chứng rượu bào thai được phân chia thành 3 nhóm gồm:
Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ có các biểu hiện khiếm khuyết thể chất như:
Bên cạnh khiếm khuyết thể chất, trẻ mắc hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi cũng có các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh như:
Ngoài ra, trẻ cũng có các biểu hiện liên quan đến hành vi xã hội như:
Tin không vui là hội chứng rượu bào thai không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm mức độ nguy hiểm của hội chứng này bằng cách:
FAS thực sự nguy hiểm với những hậu quả khôn lường mà nó để lại cho thai nhi cũng như trẻ sau khi chào đời. Nhưng tin vui là phụ nữ hoàn toàn có thể phòng ngừa hội chứng rối loạn cồn trong thai nhi bằng cách không uống rượu trong suốt thai kỳ. Nếu là một phụ nữ nghiện rượu, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để cai rượu trước khi mang thai. Không có thời điểm nào là an toàn để phụ nữ mang thai uống rượu. Vì thế, hãy tránh xa rượu vì sức khỏe của chính mình và vì đứa con trong tương lai phụ nữ nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.