Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹ bầu ăn được rau sam không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Ngày 14/10/2023
Kích thước chữ

Rau sam là loại rau khá phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng. Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, dồi dào mà rau sam có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu ăn được rau sam không? Vì sao?

Rau sam trong Đông y có dược tính và những tác dụng riêng đối với sức khỏe. Bổ sung rau sam vào chế độ ăn có thể hỗ trợ phòng và chữa được khá nhiều bệnh lý. Để giải đáp rõ hơn bầu ăn được rau sam không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng khám phá qua bài viết hôm nay.

Những công dụng tuyệt vời của rau sam với sức khỏe

Trước khi tiến đến giải đáp thắc mắc bầu ăn được rau sam không, bạn cũng nên biết đến tác dụng của rau sam đối với sức khỏe. Rau sam tại nhiều địa phương có những cái tên khác nhau như mã xỉ hiện, trường thị thái, mã xỉ thái,… Đây là loại rau mọc dại nhiều tại những nơi có khí hậu mát mẻ, đất ẩm ướt.

Rau sam khi ăn có vị chua nhẹ đặc trưng nhưng không đắng. Vị chua của rau sam thường được tận dụng để tạo độ chua vừa phải cho nhiều món ăn, kích thích cảm giác ngon miệng. Ngoài rễ thì rau sam gần như có thể ăn được toàn bộ thân và lá. 

Hỏi đáp cùng chuyên gia: Bầu ăn được rau sam không? 1
Rau sam tính mát, vị hơi chua nhẹ, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc rất tốt

Ngoài là thực phẩm quen thuộc thì rau sam còn được đánh giá như một loại dược liệu từ thiên nhiên, đem lại nhiều tác dụng tốt.

Hỗ trợ hệ thần kinh: Tác dụng của rau sam khá nổi bật trong việc hỗ trợ não bộ và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ suy nhược thần kinh do thiếu dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin nhóm B. Nghiên cứu cho thấy tác động xấu từ gốc tự do cũng giảm đánh kể khi thêm rau sam vào chế độ ăn.

Điều trị tiểu đường: Trong y học cổ truyền, rau sam có hiệu quả khá tốt với người có nguy cơ hoặc đang bị bệnh tiểu đường. Tác dụng này đến từ việc rau sam có thể giảm nồng độ axit béo, cholesterol và đường trong máu.

Tốt cho tim mạch: Một số bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,… hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc ăn thêm rau sam trong bữa ăn. Các chuyên gia cho biết, người thừa cân, béo phì khi bổ sung rau sam cho thấy nồng độ mỡ trong máu, cholesterol giảm khá nhiều.

Như vậy có thể thấy, rau sam rất tốt cho cơ thể. Ngoài những công dụng nêu trên, ăn rau sam cũng giúp cơ thể chống oxy hóa, chống gốc tự do hiệu quả hơn nhờ các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong thành phần của loại rau này. Tuy nhiên, bầu ăn được rau sam không còn cần tìm hiểu thêm.

Bầu ăn được rau sam không?

Một trong những câu hỏi mà Nhà thuốc Long Châu nhận được rất nhiều khi nói đến rau sam, đó là bầu ăn được rau sam không. Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, có rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai thèm ăn rau sam, muốn bổ sung thêm rau sam và chế độ ăn để chữa chứng nóng trong người mà không cần dùng thuốc, tránh nguy cơ thuốc ảnh hưởng đến thai nhi.

Liệu bầu ăn được rau sam không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tránh ăn rau sam hoàn toàn vì rau sam có thể gây kích thích tử cung co bóp mạnh hơn, tăng nguy cơ sảy thai. Đối với bà bầu đã qua tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn rau sam nhưng chỉ nên ăn ít, khoảng 200 - 300g rau sam/tháng và chia thành các bữa nhỏ, mỗi bữa 50 - 70g rau sam là được. 

Trường hợp mẹ bầu sức khỏe yếu, được cảnh báo nguy cơ dễ sảy thai nên kiêng ăn rau sam đến sau sinh. Rau sam có tác dụng rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt giải độc, mát gan, kích thích ngon miệng nhưng không phải loại rau bà bầu 3 tháng đầu nên ăn. Mẹ bầu bị táo bón, nhiệt miệng,… do nóng trong được khuyến khích ăn thêm rau xanh nhưng cần tránh sử dụng quá nhiều rau sam. 

Hỏi đáp cùng chuyên gia: Bầu ăn được rau sam không? 2
Bầu ăn được rau sam không? Rau sam giúp bà bầu chống viêm, cải thiện tiêu hóa và thanh nhiệt, mát gan

Đối với bà bầu sau tam cá nguyệt thứ nhất, ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, ăn rau sam vừa đủ, 2 - 3 bữa/tháng còn giúp bà bầu bổ sung omega 3. Omega 3 là dạng axit béo rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, bổ sung omega 3 từ rau sam giúp giảm nguy cơ dị tật liên quan đến não và thần kinh, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Ngoài ra, các tác dụng khác của rau sam đối với mẹ bầu sau 3 tháng đầu còn là:

  • Chống viêm: Những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm có thể gây rất nhiều nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi nên việc tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên cho cơ thể rất quan trọng. Thêm các món ăn từ rau sam vào bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn, đề phòng nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm, virus tấn công.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong rau sam có tác dụng góp phần giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai, đây là kết quả của các cuộc nghiên cứu chứng minh bầu ăn được rau sam không. Nếu bạn đang mệt mỏi với tình trạng này, hãy thử thêm rau sam vào bữa ăn, tần suất khoảng 2 - 3 bữa/tháng nhé.
  • Thanh lọc cơ thể: Bầu ăn được rau sam không? Như bạn đã biết, rau sam có thể thanh nhiệt, giải độc cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 trở đi cực hiệu quả. Bà bầu có thể dùng rau sam để luộc, nấu canh, xào,… hoặc ép lấy nước uống cũng đều tốt nhưng không nên quá lạm dụng. 

Những loại rau bà bầu nên và không nên ăn

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bầu ăn được rau sam không, các mẹ bầu cũng nên lưu ý đến một số loại rau nên ăn và nên tránh ăn khi mang thai.

Các loại rau bà bầu nên ăn

Rau xanh là thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong bữa ăn của bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả bà bầu. Chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau tốt cho bà bầu gồm:

  • Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa, làm đẹp da, hỗ trợ kiểm soát cân nặng ổn định cho mẹ bầu và cũng rất tốt cho thai nhi.
  • Bí đỏ là nguồn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho hệ thần kinh của bé, giảm nguy cơ cao huyết áp, mệt mỏi,… cho bà bầu.
  • Rau cải bó xôi chứa nhiều vitamin A, K, B2, C, B2, B6,… tốt cho sức đề kháng, xương và răng của bé.
  • Rau bắp cải bổ sung nhiều kẽm, magie, choline, folate,… cho mẹ bầu, ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Hỏi đáp cùng chuyên gia: Bầu ăn được rau sam không? 3
Bắp cải là loại rau bà bầu nên ăn vì giàu vitamin và khoáng chất

Các loại rau rau sam không nên ăn

Trong suốt quá trình mang bầu bạn nên hạn chế tối đa các loại rau dưới đây để bảo vệ sức khỏe và tránh gây hại cho thai nhi.

  • Rau ngót có thể kích thích cổ tử cung và gây sảy thai.
  • Mướp đắng là loại rau bà bầu không nên ăn, đặc biệt khi mang thai ở 3 tháng đầu tiên.
  • Rau ngải cứu cũng nằm trong danh sách cần hạn chế khi mang thai nhằm tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
  • Rau chùm ngây là loại rau không nên thêm vào thực đơn của bà bầu vì làm tăng nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai, sức khỏe thai nhi yếu.

Tóm lại, chia sẻ về câu hỏi bầu ăn được rau sam không, đa số các tài liệu nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng đều cho biết, đây là loại rau tốt và có thể bổ sung cho bà bầu. Tuy nhiên rau sam có tính hàn nên bà bầu chỉ nên ăn tối đa 3 bữa/tuần, tránh lạm dụng quá liều lượng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,… Bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ bầu từng phá thai hoặc sảy thai không nên ăn rau sam.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin