Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc da của người bị tiểu đường

Ngày 30/05/2023
Kích thước chữ

Bên cạnh việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc da, để sớm phát hiện các vấn về da do bệnh gây ra. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc da của người bị tiểu đường để đề phòng những nguy cơ tổn thương da có thể xảy ra.

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường đó chính là da dễ viêm nhiễm, ngứa rát. Nếu như vị trí các vết ngứa hoặc viêm nhiễm không được chăm sóc tốt, thì sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, tệ hơn là hoại tử bắt buộc phải đoạn chi. Bởi thế, việc chăm sóc da của người bị tiểu đường đúng đắn rất cần thiết, giúp giảm các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tại sao người bị tiểu đường cần chú ý chăm sóc da?

Bệnh nhân tiểu đường thường có làn da nhạy cảm, khô ráp và dễ tổn thương. Tình trạng da khô thường gây ngứa, nứt nẻ và nhiễm trùng. Để hạn chế vấn đề này, bệnh nhân cần dưỡng ẩm da và hạn chế để da tổn thương do trầy xước, đứt tay, côn trùng cắn,... để tránh nhiễm trùng da. Việc chăm sóc da cũng giúp ngăn ngừa vấn đề về da về da sau này.

Trường hợp da bị tổn thương, bệnh nhân tiểu đường cần chữa lành vết thương đúng cách để tránh nhiễm trùng. Nguyên nhân là do da của người bệnh bị mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tự liền lại vết thương do vì bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Khi có vết thương hở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển gây nhiễm trùng, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, có lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Việc phát hiện và xử lý vết thương sớm là rất quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Tổng hợp những lời khuyên về việc chăm sóc da của người bị tiểu đường 1
Bệnh nhân tiểu đường thường có làn da nhạy cảm, khô ráp và dễ tổn thương

Bệnh nhân cần kiểm tra và chăm sóc tay chân hàng ngày, bao gồm cả những vết thương nhỏ. Điều này giúp bạn phát hiện sớm vết thương và biết cách xử lý để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng.

Vùng da nào dễ bị thương tổn ở người tiểu đường?

Ở người tiểu đường, bàn chân là vị trí dễ bị tổn thương nhất. Vì nó nằm ở xa trung tâm cơ thể, khó quan sát và thường phải chịu áp lực lớn từ toàn bộ cơ thể. Thậm chí một vết xước nhỏ trên bàn chân cũng có thể dẫn đến vết loét nghiêm trọng.

Thống kê cho thấy rằng từ 4 - 10% bệnh nhân tiểu đường gặp vấn đề về loét bàn chân. Đáng ngại hơn, từ 14 - 24% trong số đó đã phải cắt bỏ một phần chân do việc chăm sóc không đúng cách. Những con số này nhấn mạnh sự quan trọng của việc chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường.

Mỗi người bệnh cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi kỹ lưỡng mọi vết thương, dù là nhỏ nhất. Phát hiện và chăm sóc kịp thời vết thương là biện pháp tốt nhất để tránh mọi biến chứng có thể xảy ra.

Tổng hợp những lời khuyên về việc chăm sóc da của người bị tiểu đường 2
Bàn chân là vị trí dễ tổn thương nhất ở người bệnh tiểu đường

Cách chăm sóc da người bị tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, mọi vết thương như vết xước, vết cắt, nứt nẻ đều cần được chăm sóc đặc biệt. Do đó, hiểu rõ các biện pháp chăm sóc da là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách chăm sóc da đúng cách cho người bệnh tiểu đường, nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải:

Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh tiểu đường cần chú ý đến triệu chứng của bệnh bạch biến và bệnh vảy nến. Vì vậy, cần duy trì việc sử dụng thuốc, tập thể dục và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế các vấn đề về da.

Dưỡng ẩm da

Việc quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là dưỡng ẩm cho da. Hãy dùng kem dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày, tốt nhất ở thời điểm sau khi tắm, bơi lúc đó, da còn ẩm. Nếu da bạn khô, thì hãy thoa kem dưỡng ẩm trên toàn bộ cơ thể để tránh tình trạng da khô gây ra các phản ứng dị ứng.

Giữ vệ sinh da

Bên cạnh việc dưỡng ẩm, bạn hãy giữ da luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là ở các vùng như nách, dưới ngực, kẽ ngón chân và vùng bẹn. Đó là những vùng da có môi trường ẩm ướt, dễ trở thành điều kiện thuận lợi cho nấm ngứa phát triển.

Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo chắc chắn lau khô các vùng này sau mỗi lần tắm rửa. Người bệnh có thể sử dụng máy sấy để làm khô nhanh hơn, nhưng cần sấy ở nhiệt độ vừa phải để tránh gây bỏng

Tránh tắm nước nóng

Nên tránh tắm nước quá nóng và sử dụng vòi sen. Trong thời tiết nóng ẩm, bạn cần hạn chế tắm hai lần để giảm tiết mồ hôi và nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc bàn chân và tay cẩn thận

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng da và các vấn đề liên quan đến tứ chi. Người bệnh cần kiểm tra vết thương và vết bầm tím hàng ngày. Bạn cũng nên sử dụng giày có đế bằng và vừa vặn khi di chuyển để tránh gây khó chịu cho da.

Tổng hợp những lời khuyên về việc chăm sóc da của người bị tiểu đường 3
Tránh tắm nước quá nóng, dưỡng ẩm đầy đủ,... là các cách chăm sóc da của người bị tiểu đường

Xử lý vết thương ngay lập tức

Đối với các vết thương lở loét, cần chăm sóc vết thương như cách chăm sóc lớp da bị phồng rộp với 3 bước như: Rửa sạch vết thương, thoa thuốc mỡ sát trùng và băng vết thương. Bạn cần lưu ý nên thay băng và theo dõi vết thương.

Nếu vết thương nhiễm trùng, sưng đỏ, đau, chảy mủ, người bệnh cần khám chuyên khoa nội tiết. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành cắt lọc vùng hoại tử, dùng kháng sinh, rửa vết thương mỗi ngày.

Sử dụng kem chống nắng

Hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF 40 hàng ngày. Kem chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và những tác động do bệnh tiểu đường gây ra.

Uống đủ nước và bổ sung thực phẩm

Hãy uống đủ nước để cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng nước. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm như quế, nha đam, quả mọng, cà chua, sữa đậu nành,...

Trên đây là những cách chăm sóc da của người bị tiểu đường mà bài viết cung cấp đến bạn. Qua các thông tin này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho các bệnh nhân tiểu đường trong việc chăm sóc bản thân, từ đó cải thiện tốt bệnh tình và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm:

Thuốc trị lở loét cho người tiểu đường

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin