Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Virus Paramyxovirus: Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngày 18/12/2024
Kích thước chữ

Virus Paramyxovirus là một nhóm các loại virus gây những bệnh phổ biến như quai bị, cúm A, sởi,… Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về loại virus này.

Virus Paramyxovirus hay virus Paramyxo là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí biến chứng nặng dẫn đến vô sinh, tử vong,… Để hiểu hơn về loại virus này, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.

Virus Paramyxovirus là gì?

Virus Paramyxovirus là một họ virus gây bệnh ở người và cả động vật. Về cấu trúc và hình dạng, virus Paramyxovirus gần giống với virus cúm nhưng kích thước lớn hơn. Nhiều giống virus trong họ Paramyxovirus còn xa lạ với chúng ta nên hiện chưa có vắc xin ngừa bệnh. Hiện chưa rõ loại virus Paramyxovirus lây từ động vật sang người hay chúng vốn sẵn có trên người và trở nên ác tính hơn.

Theo các chuyên gia, hiện có rất nhiều loại virus thuộc nhóm virus Paramyxovirus được phát hiện và gây bệnh lạ ở người, ví dụ như virus Paramyxovirus lây từ ngựa sang người. Tuy rằng việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là sự giải đáp lớn trong ngành y tế nhưng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho người mắc bệnh nhiễm virus Paramyxovirus.

Nhìn chung, virus Paramyxovirus là nhóm virus gồm nhiều loại, trong đó có virus gây bệnh quai bị, bệnh cúm ở người, bệnh sởi và một số bệnh hô hấp. Đến nay, nhóm virus này vẫn còn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn là tử vong.

Virus Paramyxovirus: Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm 1
Virus Paramyxovirus - Họ virus gây bệnh ở cả người và động vật

Các giống virus Paramyxovirus

Họ virus Paramyxovirus là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau có khả năng gây bệnh. Về sự phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh học, virus Paramyxovirus khá rộng về chủng loại. Các virus Paramyxovirus có hình thể và cấu trúc tương đối giống với họ virus Orthomyxoviridae nhưng chúng có một số tính chất khác biệt như kích thước lớn hơn, ARN có trọng lượng phân tử từ 5 – 7.106 daltons, nucleocapsid cuộn nhỏ có đường kính khoảng 12 – 18mm, sự hiện diện thường xuyên của protein liên kết tế bào, tính vững bền của các kháng nguyên,…

Vậy virus Paramyxovirus có mấy loại? Họ virus Paramyxovirus được chia thành 3 giống chính gồm:

  • Paramyxovirus: Gồm virus á cúm và virus gây bệnh quai bị;
  • Morbillivirus: Virus gây bệnh sởi;
  • Pneumovirus: Virus hợp bào đường hô hấp.

Những bệnh lý liên quan đến virus Paramyxovirus

Như bạn đã biết, nhóm virus Paramyxovirus liên quan đến nhiều bệnh lý, trong đó, phổ biến nhất là:

Virus á cúm

Virus á cúm là một trong các loại virus Paramyxovirus, chúng có nhiều hình thái như hình cầu, hình bầu dục với kích thước từ 100 – 250nm. Virus á cúm có chứa ARN 1 sợi và nhân lên tốt trong môi trường nuôi cấy tế bào thận khỉ, bào thai người,… Virus này gồm các tuýp 1, 2, 3 và 4 ngưng kết hợp với hồng cầu chuột lang, hồng cầu khỉ và người ở khoảng 4 – 37 độ C.

Virus Paramyxovirus: Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm 2
Virus á cúm gây bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Loại virus Paramyxovirus này có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên hoặc nặng hơn là viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản – phế quản rất nghiêm trọng. Đa số các ca bệnh liên quan đến virus á cúm thuộc tuýp 1, 2, 3 còn tuýp 4 thường ít gặp hơn.

Để chẩn đoán virus á cúm, bác sĩ sẽ tiến hành phân lập virus từ nước rửa cổ họng, nuôi cấy trong các tế bào khỉ hoặc bào thai người. Ngoài ra, chẩn đoán huyết thanh còn thường dùng đến phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh do virus á cúm gây nên. Do đó, bố mẹ cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe cho con, đề phòng biến chứng do nhiễm khuẩn thứ phát.

Virus quai bị

Kích thước của virus quai bị thay đổi dao động từ 85 – 340nm, hình dáng đa dạng nhưng cũng có thể mang hình sợi chỉ. Thành phần hóa học của virus quai bị giống với những loại virus Paramyxovirus khác, chúng ngưng kết được hồng cầu gà, chuột lang,… và hấp thụ hồng cầu trên các tế bào bị xâm nhiễm trong các nuôi cấy tế bào hoặc trong môi trường nước khoang ối của phôi gà bị xâm nhiễm. Virus quai bị cũng nhân lên tốt khi phát triển trên phôi gà.

Virus Paramyxovirus: Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm 3
Bệnh quai bị hiện đã có vắc xin, bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng sớm ngay khi đủ điều kiện

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây và gây dịch do virus Paramyxovirus, cụ thể là virus quai bị gây nên. Thể điển hình của bệnh ở thời kỳ ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Khởi đầu bệnh quai bị, người bệnh sẽ thấy khó chịu, hơi sợ gió, nhức đầu, sốt cao dần,… Đây là thời kỳ diễn ra lâu nhất của bệnh quai bị.

Sau khi tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy,… Những trường hợp người bệnh bị viêm não, viêm màng não,… khá hiếm nhưng nếu xảy ra thường rất nặng và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh quai bị có thể xuất hiện quanh năm, trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và lây bệnh, biến chứng nặng nhất. Ổ bệnh quai bị dẫn đến lây truyền duy nhất là ở người, lây trực tiếp qua đường hô hấp nhưng khi đã khỏi bệnh sẽ để lại trạng thái miễn dịch lâu dài, rất ít người mắc bệnh lần thứ 2 trong đời.

Virus bệnh sởi

Hình thể chủ yếu của loại virus Paramyxovirus gây bệnh sởi là hình cầu nhưng đôi khi cũng được phát hiện ở dạng sợi chỉ, kích thước khoảng 140nm. Virus sởi chứa ARN 1 sợi, nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc và có vỏ bọc bên ngoài. Trên bề mặt vỏ bọc virus có tồn tại các yếu tố ngưng kết hồng cầu.

Virus Paramyxovirus: Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm 4
Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh sởi cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám

Virus sởi nhạy cảm với các ete, chúng cũng có sức đề kháng cao và sống sót được nhiều ngày ở nhiệt độ 36 độ C và sống được trên 2 tuần ở nhiệt độ khoảng 22 độ C. Bệnh sởi gây nên bởi họ virus Paramyxovirus là 1 bệnh phát ban truyền nhiễm và gây dịch nếu không kiểm soát nguy cơ tốt.

Virus bệnh sởi sẽ xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc thông qua mắt và nhân lên các tế bào biểu mô và mô bạch huyết lân cận. Qua đợt nhiễm virus máu tiên phát ngắn virus được phân tán đến mô bạch huyết xa hơn. Sự nhân lên virus sởi ở đường hô hấp và ở kết mạc sẽ làm xuất hiện những triệu chứng bệnh như sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt,…

Nhìn chung, virus Paramyxovirus là nhóm virus tương đối nguy hiểm, nhất là với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên bố mẹ không nên quá lo lắng bởi hiện nay đã có vắc xin ngừa bệnh quai bị, bệnh sởi, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cho bé.

Xem thêm: 

Điểm mặt những dấu hiệu quai bị dễ nhận biết 

Bị quai bị uống thuốc gì cho người lớn và trẻ nhỏ?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:virusnhiễm virus